Thị trường ngày 21/2: Dầu thô lên cao nhất kể từ đầu năm, cao su cao nhất 9 tháng, palađi vượt 1.500 USD/ounce
Chốt phiên giao dịch ngày 20/2, dầu cao nhất năm 2019, vàng cao nhất gần 10 tháng, palađi lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce, đồng cao nhất 7 tháng và cao su cao nhất 9 tháng, trong khi lúa mì thấp nhất 7 tháng, thép và quặng sắt giảm.
- 20-02-2019Thị trường ngày 20/2: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, cao su lên đỉnh 9 tháng
- 19-02-2019Thị trường ngày 19/02/2019: Dầu tăng phiên thứ 5 liên tiếp, vàng cao nhất gần 10 tháng
- 16-02-2019Thị trường ngày 16/2: Giá dầu và vàng tiếp tục tăng mạnh
Dầu cao nhất năm 2019
Giá dầu tăng hơn 1% lên mức cao nhất năm 2019, do kỳ vọng thị trường dầu sẽ cân bằng vào cuối năm, được hậu thuẫn bởi việc cắt giảm sản lượng từ các nước sản xuất hàng đầu, cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các thành viên OPEC bao gồm Iran và Venezuela.
Chốt phiên giao dịch vừa qua, giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 63 US cent tương đương 0,95% lên 67,08 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 83 US cent tương đương 1,48% lên 56,92 USD/thùng, trước khi hợp đồng hết hiệu lực.
Thị trường lo ngại các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã khiến giá dầu giảm trong đầu phiên giao dịch, song thị trường đảo chiều sau các dấu hiệu tiến triển gia tăng và thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác, bao gồm Nga, gọi là OPEC+ đã thỏa thuận giảm nguồn cung dầu thêm 1,2 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1/2019. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi, Khalid al-Falih cho biết, thị trường dầu sẽ cân bằng vào tháng 4 và sẽ không thiếu nguồn cung khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela.
Vàng cao nhất gần 10 tháng, palađi lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce
Vàng vẫn ở mức cao nhất gần 10 tháng, do những nghi ngờ liên quan đến việc tăng lãi suất sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản cuộc họp, trong khi palađi tăng cao kỷ lục, lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce, do nguồn cung thiếu hụt trầm trọng.
Vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.339,56 USD/oune, trước đó giảm khoảng 0,3% sau biên bản cuộc họp của Fed cho thấy rằng, nền kinh tế và thị trường lao động của Mỹ vẫn mạnh, gia tăng kỳ vọng ít nhất 1 lần tăng lãi suất trong năm nay, khiến đồng USD giảm nhẹ. Trong khi đó, vàng kỳ hạn trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1.347,9 USD/ounce.
Palađi giao ngay tăng 0,6% lên 1.488,5 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao kỷ lục 1.502 USD/ounce vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce.
Nhà phân tích kim loại quý Suki Cooper thuộc Standard Chartered Bankcho biết: "Sự thiếu hụt palađi sẽ có khả năng kéo dài ít nhất trong vài năm tới".
Đồng cao nhất 7 tháng
Đồng đạt mức cao nhất 7 tháng, do thị trường lo ngại về dự trữ ở mức thấp trước nhu cầu mùa vụ tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh, trong khi tâm lý lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng hỗ trợ giá. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London tăng 1,4% lên 6.405 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/7/2018, do nhu cầu của Trung Quốc thường tăng trong quý 2 trước khi hoạt động xây dựng gia tăng trong quý 3. Cùng với đó là dự trữ đồng tại London chạm 139.500 tấn, gần mức thấp nhất 10 năm (122.500 tấn) trong đầu tháng 12/2018.
Thép và quặng sắt giảm
Giá thép tại Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng về nhu cầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 3.641 CNY (541,45 USD)/tấn, trong phiên có lúc chạm 3.578 CNY/tấn, thấp nhất 5 tuần. Giá thép cuộn cán nóng kết thúc phiên thay đổi nhẹ ở mức 3.657 CNY/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, giảm 2% xuống 619,5 CNY/tấn.
Các nhà phân tích thuộc Jinrui Futures cho biết: "Sản lượng thép có khả năng tăng cao sau kỳ nghỉ. Và trọng tâm thị trường sẽ chuyển sang sức mạnh nhu cầu từ người tiêu dùng hạ nguồn".
Cao su cao nhất 9 tháng
Giá cao su tại Tokyo tăng lên mức cao nhất 9 tháng, trong bối cảnh kỳ vọng các nhà sản xuất sẽ hạn chế xuất khẩu và lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn TOCOM tăng 4 JPY tương đương 2,1% lên 197,5 JPY (1,78 USD)/kg, tăng phiên thứ 3 liên tiếp và lên mức cao nhất kể từ ngày 23/5/2018. Và giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn TOCOM tăng 1,4% lên 166,1 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 285 CNY lên 12.460 CNY (1.854 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 12.520 CNY/tấn, cao nhất 4 tháng.
Nhà phân tích Jiong Gu thuộc Yutaka Shoji Co. cho biết: "Sự gia tăng giá cao su gần đây được hỗ trợ bởi kỳ vọng các nước sản xuất có thể thỏa thuận các biện pháp thúc đẩy giá và Trung Quốc – Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận".
Đường cao nhất 3,5 tháng, cà phê bật trở lại khỏi mức thấp 2019
Giá đường tăng lên mức cao nhất 3,5 tháng, được thúc đẩy bởi hoạt động mua vào, trong khi giá cà phê tăng trở lại sau khi lần đầu tiên giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2018.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,15 US cent tương đương 1,1% lên 13,38 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,42 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 5/11/2018. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 90 US cent tương đương 0,3% lên 360 USD/tấn.
Đồng thời, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,55 US cent tương đương 0,6% lên 1,014 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 99,85 US cent/lb, thấp nhất kể từ ngày 18/12/2018. Và giá cà phê giao cùng kỳ hạn tăng 6 USD tương đương 0,4% lên 1.544 USD/tấn.
Lúa mì thấp nhất 7 tháng
Giá lúa mì giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng, do các thương nhân lo ngại về hoạt động xuất khẩu của Mỹ bị chậm lại, mặc dù cạnh tranh giá trên thị trường toàn cầu. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Chicago giảm 9 US cent xuống 4,8-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 4,75-3/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 12/7/2018.
Dầu cọ tăng nhẹ
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng, được hỗ trợ bởi số liệu xuất khẩu trong 20 ngày đầu tháng 2/2019 của nước này tăng, song sản lượng cao hơn so với dự kiến đã gây áp lực giá.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Bursa tăng 0,1% lên 2.262 rirnggit/tấn, trong đầu phiên chạm 2.252 ringgit/tấn, thấp nhất 3 phiên.
Đồng thời, giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn Chicago tăng 0,4%, trong khi giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên giảm 0,7%, và giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên giảm 1,3%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi biến động giá dầu đậu tương, khi phải cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 21/02