Thị trường ngày 22/1: Giá dầu, vàng, đồng và cao su… đồng loạt giảm, trong khi ngô cao nhất 7 tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 21/1, giá dầu, vàng, đồng, cao su, đường và cà phê đồng loạt giảm, trong khi khí tự nhiên và sắt thép tăng cao, ngô cao nhất 7 tháng.
- 21-01-2022Giá xăng dầu tăng “điên cuồng”, người Pháp “thắt lưng buộc bụng”
- 20-01-20223 tổ chức lớn nhất dự đoán nhu cầu dầu sớm đạt mức cao nhất mọi thời đại - giá dầu thế giới sẽ đi về đâu?
Giá dầu tiếp đà giảm
Giá dầu giảm phiên thứ 2 liên tiếp, bởi tồn trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ tăng, cùng với đó là các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra sau khi giá dầu đạt mức cao nhất 7 năm vào đầu tuần.
Chốt phiên giao dịch ngày 21/1, dầu thô Brent giảm 49 US cent tương đương 0,6% xuống 87,89 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 41 US cent tương đương 0,5% xuống 85,14 USD/thùng. Trong phiên đầu tuần, cả dầu Brent và WTI tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Tính chung cả tuần, cả hai loại dầu đều tăng khoảng 2% và có tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu tăng hơn 10% do lo ngại nguồn cung thắt chặt.
UBS dự kiến nhu cầu dầu thô sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay và giá dầu Brent sẽ dao động trong khoảng 80-90 USD/thùng vào thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, Morgan Stanley nâng dự báo giá dầu Brent lên 100 USD/thùng trong quý 3/2022, tăng so với dự báo 90 USD/thùng trước đó.
Giá khí tự nhiên tăng hơn 5%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 5%, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới cao hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York tăng 19,7 US cent tương đương 5,2% lên 3,999 USD/mmBTU, trong phiên trước đó chạm mức thấp nhất kể từ ngày 4/1/2022. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm 6% sau khi tăng 9% trong tuần trước đó.
Giá vàng và bạc giảm, palađi tăng
Giá vàng giảm song có tuần tăng thứ 2 liên tiếp do lạm phát và rủi ro địa chính trị, thúc đẩy nhu cầu vàng là tài sản trú ẩn an toàn, trong khi palađi có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2020.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,4% xuống 1.831,6 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 2/2022 trên sàn New York giảm 0,6% xuống 1.831,8 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 0,8%.
Giá bạc giảm 0,6% xuống 24,28 USD/ounce, song có tuần tăng 5,8% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2021.
Giá palađi tăng 2,2% lên 2.105,18 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá palađi tăng 12,1%.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm, do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau 2 phiên tăng mạnh.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,5% xuống 9.937 USD/tấn – dưới ngưỡng 10.000 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng hơn 2%, được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung, tồn trữ thấp và một loạt các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc.
Trong khi đó, giá đồng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 0,6% lên 71.290 CNY (11.246,61 USD)/tấn.
Giá quặng sắt tăng tuần thứ 3 liên tiếp, thép tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng khoảng 3% và có tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tăng mạnh, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích mới của Bắc Kinh, trong khi giá thép tăng do các hạn chế sản lượng tại các nhà máy.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 3% lên 762 CNY (120,12 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 13/10/2021. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 4,6%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,1% lên 4.711 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 0,2% lên 4.822 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 0,9% lên 18.500 CNY/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, do giá dầu và thị trường chứng khoán châu Á suy yếu làm giảm nhu cầu, thúc đẩy hoạt động bán ra. Trong khi, lo ngại về sản lượng ô tô giảm bởi đại dịch lây lan mạnh cũng gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Osaka giảm 6,1 JPY tương đương 2,4% xuống 244,4 JPY (2,2 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 0,9% - tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 350 CNY tương đương 2,3% xuống 14.615 CNY (2.306 USD)/tấn.
Thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết, giá cao su giảm do sự không chắc chắn tạo ra bởi thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu suy giảm.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 14 USD tương đương 0,6% xuống 2.213 USD/tấn.
Đồng thời, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 5,75 US cent tương đương 2,4% xuống 2,379 USD/lb.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 0,03 US cent tương đương 0,2% xuống 18,9 US cent/lb, chịu áp lực giảm bởi giá dầu thô cùng nhiều thị trường hàng hóa khác suy yếu.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London giảm 1,9 USD tương đương 0,4% xuống 505,4 USD/tấn.
Giá ngô cao nhất 7 tháng, đậu tương và lúa mì giảm
Giá ngô tại Chicago tăng lên mức cao nhất 7 tháng, do lo ngại sản lượng vụ thu hoạch tại Nam Mỹ thúc đẩy nhu cầu nguồn cung Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 11-1/2 US cent xuống 14,14-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 5-1/4 US cent lên 6,16-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông giao cùng kỳ hạn giảm 11-1/4 US cent xuống 7,8 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần trong phiên trước đó.
Giá dầu cọ vẫn đạt mức cao kỷ lục
Giá dầu cọ tại Malaysia vẫn đạt mức cao kỷ lục và có tuần tăng thứ 5 liên tiếp, được thúc đẩy bởi ước tính sản lượng trong tháng 1/2022 giảm và Indonesia có kế hoạch hạn chế xuất khẩu dầu cọ.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 136 ringgit tương đương 2,62% lên 5.323 ringgit (1.271,92 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 3,9%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/1: