MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường phần mềm quản trị nhân sự tăng trưởng "nóng"

Ở Việt Nam, khái niệm “HR 4.0” cũng được nhắc đến nhiều trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây, cùng với đó là những hứa hẹn về sự “lột xác" của ngành nhân sự nếu mở rộng cánh cửa để đón làn sóng này.

Thị trường HR SaaS (phần mềm quản trị nhân sự dưới dạng Software-as-a-service) toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 10,2% từ năm 2016 đến năm 2023. Được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng, con số này sẽ còn tiếp tục có chiều hướng đi lên trong một vài năm tới.

Theo một nghiên cứu khác của Gartner, vào năm 2020 có đến 30% doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn trên thế giới sẽ sử dụng bộ công cụ dựa trên đám mây cho các nhiệm vụ quản trị nhân sự. Cũng theo khảo sát của SelectHub được cập nhật vào năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô từ 100 nhân sự trở lên bắt đầu quan tâm và đầu tư cho các hệ thống nhân sự.

Ở Việt Nam, khái niệm “HR 4.0” cũng được nhắc đến nhiều trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây, cùng với đó là những hứa hẹn về sự “lột xác" của ngành nhân sự nếu mở rộng cánh cửa để đón làn sóng này. Vậy bản chất của cuộc Cách mạng này như thế nào và các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị những gì để sẵn sàng đón chào một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực quản trị nhân sự.

Đặt trong bối cảnh phát triển của ngành, cuộc Cách mạng Nhân sự đã diễn ra theo 4 giai đoạn như sau:

HR 1.0: Trong thời gian đầu, các công việc nhân sự được xử lý hoàn toàn thủ công bằng giấy tờ. Công việc quản lý HR chỉ chủ yếu liên quan đến “phần cứng” như tính toán phúc lợi hay đảm bảo an toàn lao động.

HR 2.0: Các thiết bị điện bắt đầu lần đầu tiên được sử dụng trong công việc HR, giúp sắp xếp quy trình hợp lý và gọn gàng hơn. Đây cũng là giai đoạn nhân sự bắt đầu phát triển các kỹ năng cứng trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

HR 3.0: Internet xuất hiện và dần được áp dụng trong hoạt động HR, tuy nhiên chỉ là biện pháp hỗ trợ đằng sau “sân khấu lớn” mà không được tận dụng như một công cụ hay giải pháp hữu ích. Trước năm 2010, hầu hết trang website của công ty chủ yếu phục vụ mục đích bán và trưng bày sản phẩm. Ở giai đoạn này, hoạt động HR đã dần hướng sang phát triển kỹ năng mềm của nhân sự.

HR 4.0: Internet phát triển mạnh mẽ hơn; lượng thông tin (dữ liệu) trở nên cực lớn thành nguồn dầu hỏa cho công nghệ. Máy móc trở nên thông minh hơn, thân thiện với con người hơn. Công nghệ phối hợp hài hòa và hỗ trợ đắc lực cho tất cả các nghiệp vụ của quản trị nhân sự, từ tuyển dụng cho tới quản lý dữ hồ sơ và quản trị nguồn nhân lực.

Khi so sánh với các cuộc cách mạng trước đây, HR 4.0 đang phát triển ở tốc độ vũ bão. Sự bùng nổ của công nghệ đang thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp cũng như cách thức các doanh nghiệp vận hành và quản lý hiện tại.

Nói một cách cụ thể hơn, công nghệ sẽ tự động hoá hoặc bán tự động hoá các quy trình xử lý thủ công; ưu tiên nguồn lực con người cho các nghiệp vụ nhân sự quan trọng khác. Nghiệp vụ tuyển dụng được tinh giản và tối ưu, nghiệp vụ C&B (chấm công tính lương) được tự động hóa nhờ khả năng tích hợp mạnh mẽ và tự động tính toán để cho ra bảng công hoàn chỉnh. Các thủ tục về mặt giấy tờ được cắt giảm đáng kể, thay vào đó chúng ta sẽ tương tác nhiều hơn trên phần mềm và cộng tác hiệu quả hơn. Tất cả dữ liệu và hồ sơ nhân sự sẽ được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, kết nối với nhau và cho ra những báo cáo trực quan, giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quản trị nhanh chóng và chính xác.

Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho các phần mềm quản trị nhân sự. Nhiều diễn đàn, hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm và những nội dung liên quan đến chủ đề chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nhân sự 4.0. 

Trong sự kiện Base 2020 được tổ chức tại Hà Nội (quy tụ gần 500 CEO, quản lý cấp cao và các giám đốc nhân sự), ông Phạm Kim Hùng, CEO Base.vn nhận định: “Làn sóng HR 4.0 đang tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hiện đại. Số lượng doanh nghiệp tìm tới sự hỗ trợ của công nghệ để quản trị nhân sự ngày một tăng nhanh. Có thể thấy, công nghệ không khô khan và không khó khăn để áp dụng; ngược lại, công nghệ đúng đắn còn mang tính định hướng người dùng thực hiện theo quy trình và phương pháp chuẩn.”

H.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên