MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bát nháo taxi ở Hà Nội: Bán danh, hốt bạc

03-06-2013 - 07:06 AM |

Lái xe “chặt chém” khách, đến nỗi Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phải đứng ra xin lỗi khách để giữ thể diện quốc gia; Chủ hãng thì “chặt chém” lái xe để hốt bạc... 

Điều này tạo nên một thị trường vận tải taxi bát nháo và lộn xộn ở Thủ đô. Trong nhiều ngày, nhóm PV Báo Giao thông đã thâm nhập vào thị trường vận tải này và phát hiện nhiều chuyện giật mình.

Siêu lợi nhuận

Bán thương hiệu là một trong những xu hướng phổ biến nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi tại Hà Nội. Theo giới lái xe taxi, tại Hà Nội cứ 10 doanh nghiệp thì có tới 7 - 8 doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này. 

Cụ thể, các doanh nghiệp này chỉ cần bỏ ra một số tiền không nhiều lập công ty, thuê trụ sở, mua sắm tổng đài và thuê một vài nhân công. Trong những thủ tục này, khó nhất là làm sao để lo được giấy phép. Còn với phương tiện, hạng mục cần đầu tư lớn nhất, đa phần các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án để vay vốn ngân hàng. 

Các ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân qua gói tín dụng của xe, thế chấp bằng xe luôn. Sau đó, các hãng này bán lại xe cho chính lái xe của mình, có thể một lần, hoặc trả góp.

jhgf
Việc đua tốc độ để vợt khách khách của tãi trên đường phố Thủ đô là chuyện thường ngày

Lái xe chịu sự điều phối, quản lý của doanh nghiệp, phải đạt doanh thu tối thiểu trong ngày. Ứng với từng định mức doanh thu sẽ có tỉ lệ ăn chia tương xứng. Ngoài phần ăn chia này, hàng tháng, lái xe phải nộp cho hãng một khoản tiền dịch vụ mà về bản chất thì chính là tiền mua thương hiệu và một số dịch vụ đi kèm, trong đó có tiền trả cho tổng đài… Tùy từng hãng, khoản tiền “nạp tài” có thể dao động từ 1,5 triệu đến 5 triệu đồng mỗi tháng.

Thực tế, với các lái xe taxi chuyện phải trả tiền “tổng đài” hay “xe thương quyền” là đương nhiên, nhưng với lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh taxi lại tỏ ra rất ngại ngần khi được hỏi về điều này. Phó Tổng Giám đốc Công ty taxi Mai Linh Đông - Bắc Bộ, ông Đào Vũ Minh Tuấn giải thích: “Làm gì có chuyện bán thương hiệu.

Ở Mai Linh, lái xe ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty. Lái xe tự quản lý xe, tự đổ xăng, doanh thu giữ lại 100% và chỉ phải nộp phí quản lý cho Công ty”. Thực ra, bản chất cái gọi là “phí quản lý” chính là tiền mua thương hiệu, để được có “mào” của công ty mà cánh lái xe thường gọi.

Đáng nói hơn, khi được hỏi, khoản “phí quản lý” mà mỗi lái xe phải nộp hàng tháng là bao nhiêu, ban đầu ông Tuấn nói “không nắm rõ”. Đến khi PV gặng hỏi sao ông là Phó Tổng giám đốc mà lại không nắm được, thì ông Tuấn mới ngập ngừng tiết lộ: Chắc cũng không nhiều, chỉ khoảng 5 triệu/người/tháng (!). 

Với hơn 2.000 đầu xe Công ty đang quản lý, mà trong đó, theo tiết lộ của cánh lái xe Mai Linh, 80% là xe thương quyền (xe đã cổ phần của lái xe 100%), mỗi tháng riêng khoản “phí quản lý” thì Công ty Taxi Mai Linh Đông Bắc Bộ đã thu ngót nghét 10 tỷ đồng. Chưa kể những khoản thu khác như mỗi lần dán phù hiệu taxi, thay đổi giá cước... lái xe lại phải chi thêm tiền.

“Phí quản lý” của Mai Linh hiện vào loại đắt nhất trong làng taxi ở Hà Nội. Còn với các hãng khác, giá bán thương quyền chủ yếu dao động từ 1,8 đến 3 triệu đồng/xe/tháng. Trong khi chi phí của doanh nghiệp chủ yếu là nuôi đội quân trực tổng đài, thuê trụ sở... Nên chỉ cần có danh một chút và có từ khoảng 500 đầu xe trở lên như Sao Hà Nội, Ba Sao, Thanh Nga, CP Group... là chủ hãng taxi hốt bạc.

Hốt bạc vẫn trốn thuế

Có thể thấy, doanh nghiệp taxi “sờ” chỗ nào cũng thấy lợi. Từ tiền cọc, tiền “hồ” hàng tháng cho đến cả tiền lãi ngân hàng (nếu lái xe mua trả góp xe công ty). Lợi nhuận khủng, lý giải vì sao một thị trường không quá lớn như Hà Nội, mà hiện có đến 117 hãng taxi. Ấy thế nhưng đáng nói là tình trạng trốn thuế lại đang khá phổ biến tại các doanh nghiệp này.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh thừa nhận đúng là có hiện tượng trốn thuế của các hãng taxi. “Điều này phát sinh từ việc khách đi taxi ở nước ta chưa có thói quen lấy hóa đơn” - ông Linh lý giải.

Khắc phục tình trạng này, ông Linh cho rằng cần nhanh chóng sửa đổi các điều kiện kinh doanh của vận tải, cụ thể là yêu cầu taxi phải có đồng hồ tính tiền gắn với máy in hóa đơn. Cứ khi tính tiền là phải có hóa đơn, dù khách lấy hay không.

Hóa đơn này phải được cơ quan thuế phát hành. “Tôi chắc rằng đưa ra việc này, doanh nghiệp sẽ phản ứng là đầu tư thêm sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, nhưng tốn thế nào thì cũng nên áp dụng. Có như vậy mới giải quyết được nạn trốn thuế của doanh nghiệp taxi” - ông Linh nói.

Cần phải nhấn mạnh rằng nạn trốn thuế của các doanh nghiệp taxi không phải bây giờ mới nói. Tuy nhiên, bấy lâu nay, các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn chưa thực sự vào cuộc. Doanh nghiệp hưởng lợi nhưng ngân sách lại thất thu.

Tình trạng bán thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh taxi đang rất phổ biến. Mỗi tháng, lái xe chỉ nộp tiền dịch vụ là xong. Đến ngày hết hạn phù hiệu taxi, lái xe sẽ được ký văn bản cho đi đổi hoặc đóng một khoản tiền để doanh nghiệp làm hộ các thủ tục này. Một hãng taxi có khoảng 600 đầu xe, trung bình một lái xe nộp 1,5 triệu/tháng thì mỗi tháng doanh nghiệp thu 900 triệu. Cứ trừ chi phí cho bộ máy điều hành, thuê văn phòng, thiết bị, thuế… tất cả cũng chỉ khoảng 200 triệu thì cũng còn tới 700 triệu đồng”.

Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT HÀ NộI - Hoàng Văn Mạnh

Theo Thanh Bình - Ngọc Khánh

duchai

Giao thông vận tải

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên