Doanh nghiệp “lót tay” công chức: Tại anh, tại ả…
Sống còn của doanh nghiệp chính là “nói không với phong bì” và không tạo lãnh địa cho tham nhũng có mầm mống phát triển.
- 31-10-2013Tham nhũng ở Vinalines trước hết do người quản trị tha hóa
- 30-10-2013Đại án tham nhũng nào sẽ ra tòa ngay năm nay?
- 28-10-201310 đại án tham nhũng: 'Phải tay tôi, 3 tháng là xử xong'
- 17-10-2013Vụ án tham ô ở Vinalines: Dương Chí Dũng đã chia và nhận tiền hối lộ như thế nào?
Nội dung nổi bật:
+ Khoảng 70% số trường hợp đưa hối là do doanh nghiệp chủ động.
+ Chi phí không chính thức chiếm khoảng 5% tổng chi phí của doanh nghiệp.
+ Thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng do thể chế kinh tế của chúng ta chưa minh bạch, chưa kiện toàn nên môi trường kinh doanh vì thế thiếu bình đẳng.
Công bố của Thanh tra Chính phủ và ngân hàng thế giới (WB) nghiên cứu trong năm 2012 chỉ ra rằng, 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu; còn lại 70% số trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện.
Con số này vô hình chung chứng minh rằng hầu hết doanh nghiệp đều phải “lót tay” những người có chức, có quyền dưới hình thức này hay hình thức khác để tồn tại.
Cũng không úp mở gì khi chính ông Trần Đức Lượng, Phó Thanh cha Chính phủ trả lời báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội khẳng định: các doanh nghiệp phải chi những khoản phí không chính thức chiếm khoảng 5% tổng chi phí. Còn trong Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 (PCI 2012), con số “bôi trơn” mà doanh nghiệp phải chi trả là 6,4%.
Điều đáng nói là chi phí không chính thức này đã tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nước ta có khoảng 400.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, thử hình dung xem 5% chi phí của 400.000 doanh nghiệp này sẽ là con số khổng lồ thế nào?
Tất nhiên, không thể phủ nhận những tiến bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, những “kết quả quan trọng” trong công tác phòng chống tham nhũng theo báo cáo của Tổng Thanh tra nhà nước.
Tuy nhiên, nếu so sánh con số tiết kiệm, thu hồi lãng phí, hối lộ, tham nhũng hơn 6.000 tỷ đồng từ các địa phương, và tính cả khối cơ quan trung ương, Bộ ngành là gần 16.000 tỷ đồng thì cũng chưa thấm tháp gì so với vài vụ án tham nhũng lớn, và đương nhiên chẳng là gì so với con số “đi đêm” theo kiểu “lót tay” hay hối lộ.
Nói như vậy để thấy rằng, nạn tham nhũng, lãng phí, hối lộ là thứ giặc “nội xâm” nguy hiểm đến nhường nào.
Quay trở lại với việc chi phí 5% “bôi trơn” này có giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn hay không thì câu trả lời là không. Khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới cho thấy, phần lớn doanh nghiệp thấy mệt mỏi và cho rằng không hề mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Vậy nghịch lý là tai sao doanh nghiệp lại chủ động đưa hối hộ? Yếu tố chủ động này thực chất là ở thế bị động, ở thế “buộc” doanh nghiệp phải chủ động mà thôi!
Thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng do thể chế kinh tế của chúng ta chưa minh bạch, chưa kiện toàn nên môi trường kinh doanh vì thế thiếu bình đẳng. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và quan chức nhiều khi có thể làm méo mó chính sách. Những cái bắt tay không bình thường trong quan hệ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cả một ngành, thậm chí cả một hệ thống.
Khách quan mà nói công chức nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp cũng do sơ hở trong cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh. Song về phía doanh nghiệp, đương nhiên cũng không phải hối lộ nếu bản thân doanh nghiệp không sai sót, vi phạm.
Theo Tuyết Yến