MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự án bất động sản đã trượt giá hơn 50%

Theo tính toán, mức trượt giá các dự án bất động sản lên đến mức 55%. Một con số nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp bất động sản ở thời điểm này.

Bất động sản là một lĩnh vực đầu tư đòi hỏi phải có một nguồn vốn vững mạnh, một kế hoạch tài chính dài hạn. Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản trong nước, ngoài vốn chủ sở hữu, thường huy động vốn qua các kênh ngân hàng. Khi nguồn vốn từ ngân hàng bị cắt khiến các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao kể cả các dự án đã ký kết hợp đồng vay vốn nhưng không được giải ngân.

Bên cạnh đó, những biến động kinh tế vĩ mô biến động khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang phải chịu nhiều áp lực trong đó điều mà ít doanh nghiệp toan tính được trước đó là mức  trượt giá qua lớn trong năm 2011 do giá vật tư, vật liệu, nhân công, chi phí quản lý... tăng ngoài tầm kiểm soát. Nhiều dự án bất động sản buộc phải dừng triển khai vì chủ đầu tư đuối sức.

Đối với doanh nghiệp có chút tiềm lực về tài chính lựa chọn cách giảm giá bán, khuyến mại hoặc chào bán giá thấp hơn kỳ vọng để thu hồi 1 phần vốn tiếp tục cho hoàn thiện dự án của mình, chấp nhận bù lỗ để đảm bảo thương hiệu. Một số doanh nghiệp khác thì giữ nguyên không giảm giá và chấp nhận chờ đợt thị trường ổn định.

Bằng cách này hay cách khác thì không thể phủ nhận sự vươn lên vượt khó nhiều doanh nghiệp bất động sản uy tín.

Ông Nguyễn Đức Cây - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Constrexim HOD cho biết, thì để thực hiện dự án bất động sản từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi khởi công công trình mất khoảng 2 năm, từ lúc khởi công đến hoàn thành 2,5 năm. Trong khoảng thời gian như vậy chắc chắn nhiều biến động đã xảy ra.

Để dự phòng trượt giá, các doanh nghiệp đều tính toán mức chung la 8-10% nhưng thực chất với sự biến động lớn về giá cả vài năm nay thì mức trượt giá đã lên mức 50% trong đó bao gồm trượt giá vật tư đầu vào tính tròn 35%/năm, lãi vay ngân hàng tăng 13 lên 23%. Riêng cộng hai khoản này là trượt giá đầu vào BĐS tới mức 45%.

Đó là chưa nói trượt giá về chi phí quản lý, quản lý phí cũng là một khoản lớn đặc biệt là chi phí về nhân công mà giá nhân công theo quy định Chính phủ là trả lương theo hệ số lương mới. Rõ ràng, đầu vào vượt tới mức khó chấp nhận, tính chi tiết có thể lên đến 55%.

Trong bối cảnh hiện nay, việc đưa ra bài toán tài chính doanh nghiệp đầu tư 10 đồng đầu phải làm thế nào để cuối năm lãi 60% là không tưởng. Bởi lãi chỉ đủ đề bù trượt giá đầu vào doanh nghiệp thực chất không có lãi nhiều như người dân vẫn tưởng.

"Giá bất động sản đi xuống trong thời gian dài xuất phát từ tâm lý người mua nhà. Để kích cầu nhiều doanh nghiệp đã phải gồng gánh giảm giá, khuyến mại cho người mua nhà. Thế nhưng, bản thân khách hàng, các nhà đầu tư chiến lược, thứ phát kể cả ngân hàng là người hỗ trợ vốn lớn cho các nhà đầu tư BĐS chưa bao giờ chia sẻ nhà đầu tư bài toán trượt giá đầu vào lên đến 60%/ năm 2011" - ông Cây nói.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp xây dựng, thị trường BĐS trầm lắng đã tác động mạnh đến tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, khiến lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp đều giảm mạnh, thậm chí chỉ bằng 1% so với năm 2010.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan như do thị trường khó khăn kéo dài, các dự án gần như không bán được hàng hoặc bán hàng rất chậm thì nguyên nhân do chi phí lãi vay ngân hàng quá cao được một số doanh nghiệp nhận định là nguyên nhân chính đẩy họ rơi vào tình cảnh thua lỗ.


Theo Anh Đào
VnMedia

ngatt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên