MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm mạnh

Trong một năm qua, giá thuê trung bình mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội giảm 15,5%, nhiều trung tâm bán lẻ cao cấp kinh doanh ế ẩm và phải tạm ngừng hoạt động để tái cấu trúc.

Báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Hà Nội quý 4 năm 2014 của CBRE cho thấy tình hình thị trường bán lẻ có khả quan hơn về tỷ lệ hấp thụ, tuy nhiên, tỷ lệ trống vẫn tiếp tục gia tăng, giá thuê trung bình giảm mạnh. Điều này là do nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội trong 2 năm qua tăng rất cao.

Tổng nguồn cung vào thời điểm 2011 chỉ ở mức khoảng trên 200.000m2 sàn nhưng đến nay con số này đã lên tới 625.000m2. Nguồn cung mới này phần lớn đưa vào hoạt động trong năm 2013 cỡ khoảng 270.000m2. Riêng trong năm 2014 nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng thêm 55.058m2 diện tích cho thuê. Tồng cung đến từ 18 trung tâm thương mại, 3 trung tâm thương mại tổng hợp và 8 sảnh bán lẻ.

Với nguồn cung mới dồi dào và thực trạng kinh doanh bán lẻ ở nhiều trung tâm thương mại không mấy khả quan, luôn trong tình trạng ế ẩm. Thị trường cũng đã ghi nhận một số TTTM bán lẻ cao cấp phải đóng cửa để tái cấu trúc như Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, Hàng Da Galleria và mới đây nhất là Parkson Keangnam.

Do vậy, giá thuê trung bình theo ghi nhận của CBRE giảm khá mạnh khoảng 15,5% ở khu trung tâm và 10,4% ở khu ngoài trung tâm so với năm ngoái. Sự sụt giảm chủ yếu là do giá chào thuê thấp hơn đáng kể tại các sảnh bán lẻ tại khu vực trung tâm và các TTTM nằm ở khu vực ngoài trung tâm.

Đáng chú ý, giá chào thuê từ các sảnh bán lẻ và trung tâm thương mại tại khu vực trung tâm đang hội tụ tại khoảng 85 USD/m2/tháng, khoảng cách giữa giá chào thuê của hai loại hình mặt bằng này đã từng là 23,8 USD/m2/tháng vào thời điểm quý IV/2013.

Cùng với đó là sự trở lại của Tràng Tiền Plaza cho thấy TTTM này đã có nhiều sự thay đổi, đã có nhiều gian hàng ẩm thực hơn và sự hiện diện của các nhãn hàng tầm trung được kỳ vọng sẽ làm cải thiện tình hình kinh doanh của trung tâm thương mại này.

Trước những băn khoăn của phóng viên về việc TTTM Parkson mới đây ra thông báo đóng cửa, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng đây là diễn biến hoạt động kinh doanh bình thường, không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới cũng xảy ra. Trung tâm mua sắm không hoạt động tốt sẽ phải đóng cửa hoặc cải tạo lại trong khi vẫn có nhà đầu tư mở rộng kinh doanh và thương hiệu nước ngoài xâm nhập thị trường.

Các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đều tích cực mở rộng kinh doanh. Siêu thị Lotte Mart từ Hàn Quốc thông báo kế hoạch của họ với 60 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2020, trong khi AEON từ Nhật Bản lên kế hoạch mở 20 đại siêu thị trên toàn quốc. Thêm vào đó, Vingroup - một nhà bán lẻ nội địa vừa mua lại Ocenmart và đã lên lịch trình xây dựng thêm 9 trung tâm thương mại trên toàn quốc.

Mặc dù Việt Nam cho phép doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tư kể từ năm 2015 theo cam kết với WTO, tuy nhiên theo CBRE quy định Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Needs Test) tiếp tục là một rào cản thương mại về mặt kỹ thuật.

Năm 2015 tiếp tục sẽ có thêm nguồn cung mới  khổng lồ ra thị trường  như Aeon Long Biên diện tích 100.000m2 sàn, TTTM Hòa Bình Green 25.000m2, Hồ Gươm Plaza 25000m2…

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Bức tranh sôi động năm 2014

Bùng nổ làn sóng đầu tư vào thị trường bán lẻ châu Á -Thái Bình Dương

Nhật Minh

thuatkv

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên