MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giàu nghèo ở Miami

06-05-2014 - 14:36 PM |

Các dòng vốn đầu tư dồn dập càng khắc sâu sự bất bình đẳng ở thành phố vốn được cho là có sự phân hóa xã hội tương tự ở các nước đang phát triển hơn là tại các nước công nghiệp hiện đại.

Nội dung nổi bật: Bên cạnh các tòa nhà cao tầng ở Miami là những người vô gia cư nằm ở lề đường. 60% dân số Miami là người nhập cư.

- Chỉ số Gini của Miami cao thứ ba trong số các thành phố ở Mỹ, chỉ xếp sau Atlanta và New Orleans và thậm chí còn cao hơn cả của Buenos Aires hay Rio de Janeiro và xấp xỉ mức trung bình ở Mexio. 

- Miami dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế, lương công nhân thì rẻ mạt, trong khi giá nhà ở cao ngất ngưởng. 

- Khoảng 20% gia đình Miami có thu nhập 10.438 USD/năm – tương đương khoảng 11 USD/người/ngày. Con số này chỉ đứng sau Detroit – thành phố xảy ra vụ phá sản ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.



Khi chiếc xe hơi sang trọng chở các khách hàng đi qua những tòa nhà đang xây dựng dở dang, Peter Zalewski – một nhà tư vấn bất động sản ở Miami - liến thoắng kể tên của 50 khu nhà cao tầng đang được tài trợ bởi các nhà đầu tư đến từ Venezuela, Hong Kong và Argentina.

Cách đó vài tòa nhà, những người dân địa phương chỉ dựa vào 11 USD để trang trải tất cả chi phí sinh hoạt trong ngày.

Hệ số Gini cao ngang Mexico

“Mặc dù có nền kinh tế tương đồng với hầu hết các khu vực khác, Miami không phải là cửa ngõ “hấp dẫn” để nhập cư vào châu Mỹ Latin”, Pedro “joe” Greer – một bác sĩ đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết nạn vô gia cư và không bảo hiểm - nói. Năm 2009, ông được trao “Huân chương tự do” - danh hiệu quốc gia cao quý cho những cống hiến của mình. “70% các gia đình chúng tôi xử lý có mức thu nhập ít hơn 25.000 USD/năm".

Chỉ số Gini của Miami cao thứ ba trong số các thành phố ở Mỹ, chỉ xếp sau Atlanta và New Orleans và thậm chí còn cao hơn cả của Buenos Aires hay Rio de Janeiro và xấp xỉ mức trung bình ở Mexio. Theo một cuộc điều tra của Bloomberg về sự thăng tiến nghề nghiệp của nhân viên bán đồ ăn nhanh, những người có thu nhập thấp ở thành phố này được cho là có nhiều trở ngại tiêu cực nhất.

Zalewski – 43 tuổi, nhận thấy rõ sự tương phản này trên chuyến xe buýt ông tổ chức cho những vị khách mua nhà tiềm năng. “Hãy tưởng tượng sẽ có sáu tòa nhà cao tầng – hai chung cư và bốn khách sạn – xuất hiện xung quanh bạn”, ông giới thiệu khi đoàn người đi qua một công trường vốn là nơi tập đoàn Genting Bhd (GENT) đến từ Kuala Lumpur dự kiến sẽ xây dựng một trong những casino lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, những người vô gia cư ngủ bên lề đường bị đánh thức bởi tiếng công trường xây dựng bên cạnh. Hai bảo tàng đang được xây dựng lấy tên của hai nhà tỷ phú địa phương Jorge Perez – giám đốc điều hành tập đoàn Related Group of Florida, và Phillip Frost – chủ tịch tập đoàn y dược Teva.

Theo báo cáo của công ty tư vấn tài chính Knight Frank LLP đến từ London, Miami xếp hạng 7 – trên Dubai, Paris và Bắc Kinh – trong số các thành phố “hấp dẫn” đầu tư năm 2014. Tổ chức Realtors có trụ sở tại Chicago nhận định kể từ năm 2008, các nhà đầu tư quốc tế đã rót hơn 20 tỷ USD vào khu vực phía Nam Florida này.

Theo ông Zalewski đến từ website CraneSpotters.com, hơn 15.000 căn hộ chung cư đang được lên kế hoạch xây dựng nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực. Miami nằm men theo khu vực trung tâm bờ Đông Florida với dân số khoảng 5,8 triệu người. Cứ 6 trong 10 người ở đây là dân nhập cư, Miami có truyền thống lâu đời là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa và tầng lớp xã hội, giáp ranh với khu vực Little Haiti và Little Havana.


Mọi thứ tệ hơn sau khủng hoảng tài chính

Thậm chí khi thành phố đã mở rộng phát triển ngành tài chính và thương mại, du lịch và bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này khiến Miami dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế và duy trì tình trạng lao động trong ngành dịch vụ chỉ nhận được mức lương rẻ mạt.

Sau cuộc bùng nổ kinh tế năm 2006, giá nhà ở Miami gia tăng đột biến; đồng thời tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,1% thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của Mỹ là 4,6%. Tuy nhiên, 4 năm sau đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp ba và  vượt xa mức trung bình cả nước. 

Trong khi nhiều người đang rất cẩn trọng duy trì công việc hiện tại, một cuộc điều tra của trường đại học Havard năm 2011 cho biết, Miami đứng trong top đầu các thành phố có giá thuê nhà đắt đỏ. Theo Trung tâm ‘Housing Policy’ có trụ sở tại Washington, hơn 40% tầng lớp thu nhập thấp và trung bình dành ít nhất một nửa số tiền họ kiếm được để chi trả cho phí thuê nhà – nhiều nhất  trong các thành phố ở Mỹ.

Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu bất động sản tại New York, giá thuê nhà trung bình ở Miami tăng 3,8%, lên mức 1.120USD/tháng vào năm ngoái. Trong khi đó, mức lương trả theo giờ chỉ tăng khoảng 2% - theo số liệu từ Bộ lao động.

Stephanie Clark đã buộc phải rời khỏi căn hộ được yêu quí sau khi giá cho thuê tăng 10%, lên hơn 700 USD/tháng. “Trong hoàn cảnh bấp bênh của nền kinh tế, họ có thể tăng giá nhà ở bất cứ mức nào họ muốn.” Clark- 57 tuổi nói. Ông sống nhờ vào khoản trợ cấp thương tật xã hội khoảng 20 000 USD mỗi năm. “Anh sẽ thấy đó, tiền thuê nhà cứ tăng từ 700 – 800 - 900 USD/tháng. Nếu anh chỉ kiếm được một khoản nhỏ, thật khó mà sống thoải mái được”.

Theo Manny Diaz – thị trưởng thành phố từ năm 2001 đến năm 2009, đó là cái giá phải trả để biến đổi một thành phố vốn mang danh là “thủ đô tội phạm” trở thành một trung tâm quốc tế, thu hút các nhà đầu tư trên thế giới. 

“Không ai mong muốn nạn mại dâm, buôn bán ma túy còn tiếp diễn trên đường phố,” Ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tôi đã cố gắng hết sức để tìm hướng giải quyết, và không có biện pháp nào dễ dàng cả.”

Theo một báo cáo hồi tháng 2 bởi trung tâm Brookings tại Washington, Miami có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo cao thứ ba nước Mỹ, giữa các hộ gia đình ở mức 20% và 95% thu nhập. Từ năm 2007, sự chênh lệch này tăng nhanh hơn ở bất kỳ thành phố nào khác ngoại trừ San Fransisco và Atlanta.

Bám sát Detroit

Khoảng 20% gia đình Miami có thu nhập 10.438 USD/năm – tương đương 4.175 USD trên đầu người, theo tính toán một hộ gia đình có trung bình 2,5 người. Điều này có nghĩa mức sinh hoạt vào khoảng 11 USD/người/ngày. Con số này chỉ đứng sau Detroit – thành phố xảy ra vụ phá sản ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.


Khi chuyến xe buýt của Zalewski đi dần về phía trung tâm thành phố, nó chạy dọc theo trục đường chính phía Bắc Miami – nơi khởi nguồn sự phân chia. Đi về phía Tây, có khoảng 33.128 người dân với thu nhập trung bình 19.500 USD; điều này có nghĩa hơn 40% dân số sống trong nghèo đói – theo báo cáo từ trung tâm nghiên cứu Cencus. Ở Mỹ, mức thu nhập trung bình vào khoảng 53.000 USD/người/năm, xấp xỉ 15% tỷ lệ hộ nghèo. 

Trong khi đó, đi về phía Đông , 33.131 người sống dọc bờ sông tiếp giáp với khu vực Brickell – nơi những tập đoàn lớn như Aon Plc (AON) và JPMorgan Chase & Co. (JPM) đặt trụ sở. Thậm chí ngôi sao nhạc pop Pharrell Williams cũng sống ở đây. Mức thu nhập trung bình là 78.500 USA. Các nhà đầu tư như Harvey Hernandez ky vọng con số này tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Vẫn hút đầu tư

Hernandez – chủ tịch của tập đoàn phát triển Newgard có trụ sở tại Miami đang lên kế hoạch xây dựng một chung cư ở Brickell với 374 căn hộ, mỗi căn có giá bán từ 500 000 USD đến 5 triệu USD. 3/4 số người mua đến từ nước ngoài và đã thanh toán tiền mặt xong xuôi – Hernandez cho biết. Tòa nhà 46 tầng nhìn ra vịnh Biscayne sẽ được khánh thành trong năm nay.

Đây là một trong ít nhất 20 dự án được xây dựng trong khu vực này. Cách đó một vài con phố, đội ngũ công nhân của tập đoàn Swire đến từ Hong Kong đang tập trung vào tòa nhà đa năng được xây dựng ngay trung tâm thành phố Brickell trị giá hơn 1 tỷ USD. Đây được coi là dự án đầu tư tư nhân có giá trị lớn nhất tại Miami trong thời điểm hiện tại. 

“Từ Trung Đông đến châu Âu các nhà đầu tư đến từ đều đang quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Miami,” Hernandez – một nhà đầu tư địa phương nói. Ông cũng cho rằng “các nhà đầu tư địa phương đang phải trả giá cao hơn mức thị trường.”


Theo Thảo Phương

kyanh

CafeF/Trí thức trẻ/Bloomberg

Trở lên trên