Theo tin từ Masan, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (
MSN) và tập đoàn H.C. Starck đã ký kết thỏa thuận chính thức để thành lập Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck (“Công ty Liên doanh”).
Với công nghệ của Đức, sự hợp tác liên doanh này sẽ giúp
Núi Pháo có thêm 1 nhà máy tinh luyện Vonfram trong thời gian không xa. Điều
này sẽ giúp cho giá trị Vonfram tăng lên rất nhiều trước khi xuất khẩu (Chỉ với
công nghệ hiện nay, sản phẩm Vonfram của Núi Pháo đã được chế biến sâu và đủ
tiêu chuẩn để xuất khẩu với hàm lượng vonfram là 65%, trong khi chỉ tiêu của
chính phủ đưa ra cho việc xuất khẩu vonfram chỉ là 55%).
Hợp đồng này sẽ kéo dài 10 năm, H. C. Starck sẽ bao tiêu
phần lớn sản phẩm đầu ra, doanh thu dự kiến khoảng hơn 1 tỷ USD. Đây chính là
cam kết lâu dài của Masan vào dự án Núi Pháo.
Thông cáo phát đi đồng thời cho biết, trong khi 1 số nước đang bị áp quota xuất khẩu, thì nguồn
Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc này sẽ giúp bình ổn thêm giá Vonfram
trên thế giới.
Ngoài ra, hợp tác này phù hợp với định hướng của chính phủ VN trong
việc nâng cao thêm giá trị của lĩnh vực tài nguyên: không xuất khẩu quặng thô
mà sẽ xuất khẩu tài nguyên tinh luyện có giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.
Việc Masan
Resources “kéo” được đối tác nặng ký là H.C. Starck vào thị trường Việt Nam có
thể nói là một thành công ngoạn mục, giúp cải thiện hình ảnh về môi trường đầu
tư ngành mỏ ở Việt Nam.
Một trong những lý do Starck chọn Masan làm đối tác là do tầm
cỡ và quy mô của Núi Pháo trong bản đồ cung ứng vonfram của thế giới.
Trữ lượng của Núi Pháo lên tới 52,5 triệu tấn quặng có chứa WO3 phẩm
cấp 0,21%, và vì thế được coi là mỏ vonfram lớn nhất thế giới nằm ngoài
Trung Quốc. Hơn thế, mỏ này đã được Masan phát triển xong với đầy đủ
các tiêu chuẩn là một dự án khai thác theo chuẩn mực tốt nhất của thế
giới, hàng năm có thể cung ứng một sản lượng lên tới 7% nguồn cung
vonfram toàn cầu.
Ông lớn
H.C. Starck là ai? Với hơn 100 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và
phát triển công nghệ, công ty có trụ sở tại Đức này có gần 3.000 nhân viên trên
toàn thế giới và doanh thu 2012 đạt 836 triệu Euro, tương đương trên 1,1 tỷ
USD. H.C. Starck đã và đang tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm công
nghệ với đội ngũ 140 nhân viên R&D và hơn 900 bằng sáng chế. Chính vì thế,
việc liên doanh với một tập đoàn như H.C Starck, Núi Pháo sẽ có được công nghệ
hiện đại từ đội ngũ kỹ sư trình độ cao. H.C. Starck hiện có 12 nhà máy sản xuất đặt tại châu
Âu, châu Mỹ và châu Á. Trong những năm gần đây, chiến lược của H.C. Starck là mở
rộng sự hiện diện của mình trên nhiều châu lục thông qua việc liên doanh liên kết
với các doanh nghiệp bản địa. Giữa năm 2012, H.C. Starck đã liên doanh với một
công ty hóa chất Nhật Bản là Japan New Chisso Corp. để phát triển và sản xuất
các vật liệu cathode dùng trong sản xuất các loại pin lithium chất lượng cao của
ngành xe điện.
Mới đây nhất, hồi tháng 2 vừa qua, H.C. Starck đã bắt
tay với Elenilto (một trong những công ty khoáng sản lớn nhất Châu Phi với giá
trị thị trường nhiều tỷ USD) để phát triển dự án mỏ Kenticha. Kenticha được coi
là một trong những mỏ kim loại hiếm tantalum lớn nhất thế giới.
|
Nguyễn Hoa
kyanh
Theo Trí thức trẻ/Masan Group