MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, châu Âu có chết cóng?

23-07-2014 - 15:37 PM |

Vũ khí chiến lược của Nga có thực sự mạnh như lời họ tuyên bố, hay tất cả chỉ là "đòn gió"?

Những động thái trừng phạt nhắm vào Nga của Nhà trắng và bi kịch hàng không MH17 ở miền đông Ukraine đang đẩy căng thẳng trên biên giới Nga-Ukraine lên cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi trong cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn chưa được giải quyết, và nguy cơ vụ việc sẽ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự khu vực rộng lớn hơn không thể được loại trừ. 

Nhưng trước tiên, người ta lo ngại đến khía cạnh kinh tế và an ninh năng lượng. Bấy lâu nay Nga đã không hề che giấu ý định sử dụng khí đốt như một thứ vũ khí chiến lược, và các nước thuộc liên minh châu Âu cũng hết sức thận trọng khi đề cập tới vấn đề này.

Vậy thực sự thứ vũ khí chiến lược này của Nga mạnh đến đâu? Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt thì những nước nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất?

Mọi chuyện nên bắt đầu từ mối quan hệ thương mại dầu khí giữa Liên minh châu Âu và Nga. Theo các số liệu thống kê của Hiệp hội khí gas châu Âu (Eurogas), có tới 18 trên 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu có nhập khẩu khí đốt từ Nga. Hãy xem lược đồ giao thương khí gas thế giới:

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt: Nước nào sẽ

Trong tổng số hơn 5,600 terawatt/giờ khí gas mà các nước châu Âu nhập khẩu năm 2012, chỉ có khoảng 10% là khí gas hóa lỏng. Hơn 90% còn lại vẫn là khí gas tự nhiên. Cơ cấu nguồn cung khí gas tự nhiên được thể hiện qua biểu đồ sau:
 
Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt: Nước nào sẽ

Tóm lại, các nước châu Âu chỉ có 4 nguồn cấp khí gas chính:

    1. Tự khai thác (chiếm khoảng 33% tổng nguồn cung khí gas tự nhiên. Tập trung ở các nước giàu tài nguyên khí như Vương quốc Anh, Hà Lan, Đan Mạch,...).
    2. Nhập khẩu từ Nga (chiếm khoảng 23% tổng nguồn cung khí gas tự nhiên). 
    3. Nhập khẩu từ Na Uy, Algeria, Quatar và một số nước khác (chiếm khoảng 44% tổng nguồn cung khí gas tự nhiên). 
    4. Nhập khẩu Khí gas hóa lỏng (LNG) từ châu Phi và Nam Mỹ (chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng đang có xu hướng giảm dần). 

Như vậy, ngoài các nước có tài nguyên khí gas để tự khai thác hoặc nhập khẩu khí gas từ Na Uy hoặc Algeria, các nước còn lại sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí không có đủ khí đốt để sưởi ấm vào mùa đông nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem những nước nào sẽ phải hứng chịu một mùa đông lạnh cóng khi tình huống xấu xảy ra: 

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt: Nước nào sẽ

Mọi chuyện khá bất ngờ: "Vũ khí chiến lược" của Nga hóa ra không ghê gớm như rất nhiều người vẫn tưởng. 

Những nước phụ thuộc chủ yếu hoặc hoàn toàn vào khí đốt của Nga là những nước có GDP ở top dưới ở châu Âu: Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania (100%); Belarus, Czech, Slovakia, Bulgaria (80-100%). 

Trong khi đó, những nước có tầm ảnh hưởng lớn trong liên minh châu Âu đều có tỷ lệ phụ thuộc ở mức tương đối thấp như Đức (36.5%), Pháp (16.1%), hay thậm chí hoàn toàn không phụ thuộc như Vương quốc Anh (0.0%), Thụy Sỹ (0.0%).

Như vậy, nếu kịch bản xấu xảy ra, chắc chắn các nước có GDP ở top dưới của châu Âu sẽ "chết cóng" đầu tiên, nước lớn thì sẽ hơi lạnh, còn các nước giàu tài nguyên như Vương quốc Anh hay Thụy Sỹ thì "vô tư đi".

Đức Nguyễn

dungtq

CafeF/Trí thức trẻ

Trở lên trên