Nghiên cứu khoa học, nhớ nộp một nửa kinh phí làm hoa hồng
Dùng vào các việc: bảo vệ, hội đồng, "đi cảm ơn", quản lý phí, kiểm toán, thanh tra; đóng góp các quỹ.
- 26-12-2013[Nổi bật] Ông Đặng Thành Tâm than thân 'xấu xí', nơi chốn mới của Trương Đình Anh
- 26-12-2013Top 10 câu chuyện kinh doanh nổi bật tại Mỹ năm 2013
- 26-12-2013Dân vây nhà máy vàng Phước Sơn để đòi nợ
- 26-12-2013VNPT "kêu" tốn 800 tỷ đồng di dời tuyến cáp do mở rộng hạ tầng giao thông
- 26-12-2013'Hét giá' iPhone, Apple bị phạt
- 26-12-2013Đại gia Sài Gòn chi 1 tỷ mở tiệc trứng cá xa xỉ cuối năm
- 26-12-2013Chùm ảnh đường hầm buôn lậu từ Trung Quốc sang Hong Kong
- 14-12-2013Thống Đốc Nguyễn Văn Bình hé lộ những định hướng chính sách quan trọng cho năm 2014
Nội dung nổi bật:
Từ vụ việc trích lập quá nửa kinh phí nghiên cứu khoa học để "cảm ơn", dư luận băn khoăn chất lượng của các công trình nghiên cứu sẽ đi về đâu và biện pháp khắc phục như thế nào?
Trên Facebook của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, ông gợi ý khắc phục vấn đề này bằng "đấu thầu" cạnh tranh. Tuy nhiên TS. Giáp Văn Dương cho rằng nên "xét duyệt" hơn là đấu thầu.
Rút cuộc đâu là biện pháp?
Gần đây, các báo đưa tin về việc TS. Phạm Huyền, Chủ nhiệm đề tài đã có đơn gửi Ban chủ nhiệm Chương trình về việc xin thôi làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập quốc tế của tổ chức khoa học và công nghệ (KH và CN) Việt Nam".
Một trong các lý do được tiến sỹ đưa là việc giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH và CN (trung tâm) Bùi Quang Long, gợi ý “hoa hồng” cho Trung tâm hơn một nửa số kinh phí viết các chuyên đề.
Trên báo Nhân dân có viết “Theo Giám đốc Bùi Quang Long, đóng góp này được dùng vào các việc: bảo vệ, hội đồng, "đi cảm ơn", quản lý phí, kiểm toán, thanh tra; đóng góp các quỹ.”
Chưa bàn cãi gì về việc “hoa hồng” này được trích lại để “cảm ơn” những ai, những đơn vị nào mà mất hơn 1 tỷ, nhưng nếu đây là sự thật và vẫn cứ tiếp diễn như một điều “hiển nhiên”, thì chất lượng đề tài đã và đang nghiên cứu sẽ ra sao, khi mà chất lượng đó chỉ tương xứng với khoảng một nửa kinh phí dành cho nghiên cứu đó.
Đấu thầu hay xét duyệt?
Bàn về giải pháp cho vấn đề trên, nhà báo Nguyễn Vạn Phú có gợi ý phương pháp “đấu thầu” cạnh tranh, kêu gọi các đơn vị tham gia nghiên cứu sau khi Bộ Khoa học Công nghệ đặt đề bài và nói rõ mục đích nghiên cứu. Theo nhà báo, đấu thầu sẽ giảm được vấn đề “ăn chia” và tiết kiệm kinh phí nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng “đấu thầu” không thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, ngược lại có thể trở thành vỏ bọc cho những chia chác bên trong.
"... người được chọn có khi có chương trình kém hơn nhưng khi triển khai lại có thể xài luôn đề cương của người bị đánh trượt."
Bình luận ý kiến trên của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, ông Ngô Quý Nhâm, Giám đốc dịch vụ tư vấn chiến lược của OCD chia sẻ:
“Hiện tại là có đấu thầu rồi đấy chứ, nhưng từ ngày tổ chức đấu thầu đến bây giờ thì càng tồi tệ hơn. Trong NCKH thì ý tưởng hay đề tài nghiên cứu thì quan trọng không kém công tác triển khai. Đáng lẽ nếu có đấu thầu thì phải là đấu thầu cả ý tưởng nghiên cứu và triển khai mới được.
Trong cách làm hiện nay, có một điều vô lý là người ta kêu gọi các nhà khoa học đưa ra đề tài nghiên cứu rồi một hội đồng nào đó ngồi chọn. Tuy nhiên, người có ý tưởng nghiên cứu được chọn không có quyền lợi cũng như không có ưu tiên gì trong không xét duyệt đề tài. Vì lý do này nên nhiều nhà khoa học không muốn dâng ý tưởng của mình cho người khác "xơi".
Còn khi đấu thầu thì sao, người có chương trình nghiên cứu khả thi nhất, hiệu quả nhất (cả về chi phí) cũng không chắc chắn được duyệt nếu không có "cái ấy" - quan hệ và chung chi. Tồi tệ hơn, người được chọn có khi có chương trình kém hơn nhưng khi triển khai lại có thể xài luôn đề cương của người bị đánh trượt.”
Theo tiến sỹ Giáp Văn Dương, Việt Nam nên “xét duyệt” thay vì “đấu thầu” vì đấu thầu đòi hỏi 100% thành công, nếu không sẽ phải bồi thường, trong khi trong nghiên cứu khoa học thì hoàn toàn có thể thất bại.
“Hằng năm, quỹ nghiên cứu/chương trình khoa học kêu gọi các nhà khoa học nộp đề tài/đề cương nghiên cứu, bên cạnh phần trình bày về kiến thức nền tảng, tính thời sự, khả năng ứng dụng, vai trò của đề tài đối với ngành, hình dung kết quả đạt được.... thì có đề xuất kinh phí, nhân lực, khung thời gian thực hiện, đặc biệt là lý lịch chuyên môn/lịch sử nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài.
Sau đó, hội đồng chuyên môn sẽ phản biện, thường bao gồm chuyên gia trong và ngoài nước. Dựa trên kết quả phản biện này mà hội đồng xét duyệt có đồng ý cấp kinh phí hay không. Đây không phải là đấu thầu đề tài, mà là xét duyệt theo quy trình định trước.”
Dù là “đấu thầu” hay “xét duyệt” thì rõ ràng chúng ta phải thay đổi cách làm và phải đi từ ý tưởng nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu mà phù hợp với định hướng hoặc nhu cầu xã hội cần thì đề tài và đơn vị thực hiện mới được chon.
Còn nhớ trong bài báo “Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn” của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và Tiến sỹ Nguyễn Đình Nguyên, khi so sánh với các nước trong vùng, công suất khoa học ở nước ta thuộc vào hàng thấp nhất: chỉ bằng khoảng 1/5 số bài báo từ Thái Lan, 1/3 Mã Lai và 1/14 Singapore.
Nếu tìm ra các biện pháp giải quyết, tiết kiệm được khoảng trích nộp “hoa hồng” kia, có thể Việt Nam sẽ nâng cao được năng suất nghiên cứu hiện tại.
>> Thống Đốc Nguyễn Văn Bình hé lộ những định hướng chính sách quan trọng cho năm 2014
Hải Thanh
Trí Thức Trẻ