MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Nổi bật] Hàng rong cũng phải thi kiến thức, những lời cuối của bầu Kiên

02-06-2014 - 18:15 PM |

Vinamilk chính thức "đổ bộ" sang Ba Lan Xem thêm

Vinamilk sẽ thành lập công ty Vinamilk Europe tại Ba Lan, trong đó Vinamilk sở hữu 100% vốn. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 3 triệu USD.

Công ty tại Ba Lan này sẽ có chức năng bán buôn nguyên liệu nông nghiệp (động vật sống, nguyên liệu nông nghiệp để sản xuất sữa, thực phẩm và đồ uống) cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa…

Vinamilk đang thực hiện khá nhiều khoản đầu tư ra nước ngoài: Mỹ, New Zealand, Campuchia, Ba Lan,...

Thị trường bán lẻ Hà Nội ‘hot’ hơn cả Dubai Xem thêm

Theo nghiên cứu mới công bố của hãng bất động sản thương mại CBRE, thủ đô Hà Nội được xếp hạng thứ 13 trong danh sách 19 thị trường bán lẻ toàn cầu. Trong danh sách xếp hạng, Hà Nội là thị trường mới nổi duy nhất trong khi các thành phố khác đều là thị trường chín muồi.

Theo Jose Luis Martin, giám đốc cao cấp mảng bán lẻ toàn cầu tại CBRE: “Sự cải thiện các triển vọng kinh tế tại Tây Âu và Bắc Mỹ khiến các nhà bán lẻ toàn cầu lại tập trung kế hoạch mở rộng vào các thị trường chín muối và các điểm bán lẻ chính trên thế giới”

Naveen Jaggi, giám đốc quản lý cao cấp dịch vụ bán lẻ CBRE cho rằng : “Sự trưởng thành và mật độ đông đúc của thị trường Mỹ là nhân tố khích lệ các nhà bán lẻ nước này tìm kiếm cơ hội tăng trưởng tại khu vực nước ngoài”.

62 nước đồng loạt cảnh báo du lịch đến Thái Lan Xem thêm

Trong số 19 nước ra cảnh báo đỏ có Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Phần Lan, Nga, Hàn Quốc, Singapore, Philippines... Những quốc gia này khuyến cáo dân chúng không tới Thái Lan nếu không thật sự cần thiết.

Hàng chục nước khác khuyên công dân của họ thật thận trọng khi ở Thái Lan, theo dõi sát sao tình hình và không tới gần các địa điểm tập trung biểu tình.

Thái Lan hiện đang chịu sự kiểm soát an ninh gắt gao của quân đội sau khi lực lượng này nắm quyền điều hành đất nước kể từ ngày 22/5. 

Phải thi kiến thức... mới được bán hàng rong Xem thêm

- Từ 26/5, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh sẽ phải trải qua phần kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm, phải trả lời được 80% câu hỏi ở hai phần kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành mới được cấp xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và phải có xác nhận này thì các chủ cửa hàng mới được tiếp tục kinh doanh.

- Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, nhiều hàng rong vẫn không hề biết về thông tin các khóa học hay chuyện thi cử. Hầu hết họ đều cho rằng việc an toàn thực phẩm nên dừng ở việc tuyên truyền, thông tin tới từng địa phương là đủ.

Sáp nhập ngân hàng 'kiểu Việt Nam' Xem thêm

- Sóng M&A: Đợt sáp nhập ngân hàng Việt đầu tiên diễn ra dưới sức ép về sự an toàn thanh khoản của hệ thống, đợt thứ hai này là dưới sức ép về chất lượng tài sản. 

- Kinh nghiệm quốc tế: Để xử lý ngân hàng yếu kém, điều đầu tiên mà ngân hàng trung ương thực hiện là đánh giá lại nợ xấu ở các ngân hàng, thông qua một tổ chức độc lập. Sau đó, các khoản nợ xấu sẽ được bán lại cho bên thứ ba có chuyên môn xử lý nợ, với tỉ lệ chiết khấu khoảng 30-50%.

- Sáp nhập "kiểu Việt Nam": Thay vì sử dụng kinh nghiệm xử lý nợ từ các tổ chức quốc tế, Việt Nam lại lựa chọn hình thức tự mình xử lý. Việt Nam cứ cho các ngân hàng sáp nhập với nhau trước, còn nợ xấu tới mức nào thì không được làm rõ. 

Tỉ phú hip-hop đầu tiên Dr Dre: 'Tôi không làm nhạc vì tiền, mà vì tình yêu' Xem thêm

- Bộc lộ tài năng từ nhỏ, năm 1992, Dr Dre đã lập ra hãng Aftermath Entertainment và dám chấp nhận "đầu tư rủi ro" vào rapper da trắng, khi mà không ai công nhận người da trắng là rapper thực thụ. 

- Năm 2008, Dr Dre cùng Iovine ra mắt dòng tai nghe Beats với mong muốn thay thế cho loại earbud nhỏ đi cùng với máy nghe MP3. Mới đây, nhờ hợp đồng bán công ty Beats giá 3,2 tỷ USD cho Apple, Dr Dre đã trở thành tỷ phú hiếm hoi của ngành âm nhạc, nhất là thể loại hip-hop. 

- Dr Dre đã không chỉ thay đổi hip-hop mà còn thay đổi cả khán giả. "Tôi không làm nhạc vì tiền mà là vì tình yêu dành cho âm nhạc".

Bài hot: Lời cuối của bầu Kiên và các bị cáo Xem thêm

Trong phiên tòa ngày 2/6, ông Kiên và các bị cáo đã nói những lời cuối cùng trước hội đồng xét xử:

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Tất cả những gì tôi nói hôm nay là nguyện vọng ước ao mong muốn của 1 công dân luôn tuân thủ pháp luật, tôn trọng pháp luật, 1 công dân có những đóng góp nhất định, tạo dựng nhiều Doanh nghiệp với chục ngàn lao động, đóng góp thuế, những DN này đã được công nhận trong rất nhiều năm.

Tôi tin tưởng 90 triệu người dân Việt Nam, tôi tin tưởng đất nước này, tôi yêu đất nước này. Tôi mong những người dân đều góp sức xây dựng đất nước.

Bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB nói luôn coi ACB là ngôi nhà thứ hai của mình và trong thâm tâm chưa bao giờ có ý định gây thiệt hại gì đối với Ngân hàng ACB.

Ông Huỳnh Quang Tuấn thì nói: “Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Không bao giờ tôi có ý định làm điều gì trái pháp luật.”

Ông Phạm Trung Cang nói lời cuối cùng, kể lại quá trình đi học, ra trường và lập nghiệp cùng với các đồng nghiệp của mình. “Tôi vốn tin rằng việc làm của chúng tôi không sai, được pháp luật cho phép. Với ý kiến chủ quan như thế, tôi mới ký vào nghị quyết. Về việc ý thức vi phạm pháp luật là không có.

Ông Lý Xuân Hải: “Tôi tin rằng có làm hay không làm những việc chúng tôi đã thực hiện thì cũng không gây thiệt hại cho ACB.”

dungtq

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên