MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thích ăn hải sản và măng, người phụ nữ này phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu

13-01-2019 - 22:16 PM | Sống

Sỏi đường tiết niệu và thói quen ăn uống có liên quan mật thiết với nhau. Nguyên nhân dẫn đến cô Triệu bị sỏi đường tiết niệu cũng chính là do sở thích ăn hải sản và măng.

Cô Triệu 48 tuổi ở Đài Bắc có tiền sử bị bệnh tiểu đường, bình thường cô rất thích ăn hải sản và các loại măng. Một ngày, đột nhiên cô Triệu bị đau nhói ở vùng sau thắt lưng, kèm theo nôn ói dữ dội. Sau đó, cô Triệu được đưa vào Bệnh viện Từ Tế, qua chụp cắt lớp, bác sĩ phát hiện có một viên sỏi to kích thước khoảng 0,5cm. Viên sỏi bị kẹt ở đầu trên của niệu quản phía bên trái gần thận.

Các bác sĩ nhắc nhở, sỏi đường tiết niệu và thói quen ăn uống có liên quan mật thiết với nhau, nguyên nhân dẫn đến cô Triệu bị sỏi đường tiết niệu cũng chính là do sở thích ăn hải sản và măng, bởi chúng rất giàu protein, purine cao, dễ chuyển hóa thành axit uric.

Thích ăn hải sản và măng, người phụ nữ này phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu - Ảnh 1.

Sỏi đường tiết niệu và thói quen ăn uống có liên quan mật thiết với nhau.

Bác sĩ Hứa Tuấn Khải, Khoa tiết niệu của Bệnh viện Từ Tế ở Đài Bắc chỉ ra rằng, các loại sỏi đường tiết niệu thường thấy bao gồm canxi oxalate, canxi phosphate và axit uric. Nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống quá mặn, cơ thể nạp quá nhiều protein động vật, uống không đủ nước, nằm trên giường bệnh thời gian dài hoặc là do di truyền.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau thắt lưng, tiểu máu, đầy hơi, nôn mửa. Bệnh nhân nam thường mắc phải bệnh này nhiều hơn phụ nữ, nhưng phụ nữ bị bệnh lại dễ bị sốt, sốc nhiễm trùng, chức năng thận bị thoái hóa… Các bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị dựa theo vị trí, kết cấu, độ cứng và kích thước của sỏi. Bác sĩ Hứa Tuấn Khải giải thích rằng, sỏi dưới 0,5 cm như của cô Triệu có cơ hội được thải qua nước tiểu trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng cần lưu ý là kích thước lớn nhỏ của sỏi và triệu chứng đau không liên quan đến nhau.

Trên lâm sàng, một số bệnh nhân đã gặp phải sỏi rất nhỏ, nhưng bị kẹt trong niệu quản, gây ra chuột rút nghiêm trọng, khi đến khoa cấp cứu, được điều trị kịp thời và duy trì được chức năng thận. Ngoài ra, có nhiều trường hợp tổn thương chức năng thận do sỏi, vì đau không rõ ràng dẫn đến việc điều trị chậm trễ, sỏi càng ngày càng phát triển, cho đến khi nó bị chặn hoàn toàn, dẫn đến tổn thương thận không thể khắc phục.

Thích ăn hải sản và măng, người phụ nữ này phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu - Ảnh 2.

Nguyên nhân dẫn đến cô Triệu bị sỏi đường tiết niệu cũng chính là do sở thích ăn hải sản và măng.

Điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào?

Các nguyên tắc chính trong điều trị sỏi đường tiết niệu như sau:

- Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4-5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. (Tuy nhiên, nếu sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%).

- Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.

- Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau như: Mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản. Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.

Thích ăn hải sản và măng, người phụ nữ này phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu - Ảnh 3.

Măng ăn cùng hải sản dễ kết sỏi trong người.

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi đường tiết niệu?

Bác sĩ Hứa Tuấn Khải nhắc nhở rằng chế độ ăn của người sỏi đường tiết niệu nên ăn nhạt, ăn ít thịt động vật.

Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày sẽ giúp tránh bị sỏi đường tiết niệu. Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi, nước bưởi, những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi niệu.

Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.

Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalate như trà đặc, bột cám, ngũ cốc, rau muống, sôcôla, cà phê… khi lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24giờ).

Thích ăn hải sản và măng, người phụ nữ này phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu - Ảnh 4.

Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalate khi bị sỏi tiết niệu.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu đạo như cá khô, thịt khô, khô mực, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…

Bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật hoặc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường được yêu cầu phải được xem xét sáu tháng một lần đến bệnh viện khám để phát hiện sớm và điều trị sớm.

(Nguồn: Ettoday)

Theo Hà Vũ

Helino

Trở lên trên