MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiết bị được coi là "kẻ âm thầm trộm điện" trong nhà: Giống chiếc bình siêu tốc nhưng cách hoạt động khác

25-11-2023 - 18:09 PM | Sống

Có nhiệm vụ tương tự như chiếc bình siêu tốc, song thiết bị này lại tiêu tốn một lượng điện nhiều hơn.

Khi nhắc tới thiết bị cung cấp nước nóng cho gia đình, phần đông người dùng sẽ nghĩ ngay tới chiếc bình siêu tốc, hoặc bình nóng lạnh. Tuy nhiên trên thực tế, còn có 1 thiết bị nữa cũng có công dụng tương tự, mang tên bình thủy điện. 

Mới đây, một bài viết trên trang Aboluowang chia sẻ rằng, bình thủy điện chính là một trong những thiết bị hoạt động âm thầm những ngốn điện nhất trong các gia đình. Thông tin này được đưa ra dựa trên thống kê TaiPower Electric Power - Tập đoàn Điện lực tại Đài Loan (Trung Quốc). TaiPower còn nhấn mạnh rằng, một chiếc bình thủy điện cũ trong một ngày có thể tiêu thụ lượng điện lớn hơn so với mức tiêu thụ của một chiếc tủ lạnh. 

Vậy vì sao những chiếc bình thủy điện lại tốn nhiều điện như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của thiết bị này. 

Thiết bị được coi là "kẻ âm thầm trộm điện" trong nhà: Giống chiếc bình siêu tốc nhưng cách hoạt động khác - Ảnh 1.

Bình thủy điện là gì? Hoạt động ra sao?

Như đã nói ở trên, bình thủy điện hoạt động tương tự như một chiếc bình siêu tốc. Tuy nhiên bên cạnh vai trò đun sôi nước, thiết bị còn có khả năng giữ nước được ấm, nóng trong một thời gian dài. Cấu tạo cơ bản của một chiếc bình thủy điện bao gồm phần vỏ ngoài, thường được làm từ nhựa cao cấp hoặc thép không gỉ; ruột bình 2 lớp, 1 lớp kim loại, 1 lớp inox, giữa 2 lớp là môi trường chân không truyền nhiệt, giúp bình giữ nước nóng được lâu hơn. 

So với bình siêu tốc, bình thủy điện có dung tích lớn hơn, kích thước cồng kềnh hơn. Mỗi lần hoạt động, thiết bị có thể đun sôi được từ 3-6 lít nước và giữ ấm nước ở mức nhiệt cao, 60 - 90 độ C. Khi khởi động, thiết bị sẽ sử dụng rơ le nhiệt để điều khiển nhiệt độ nước, từ đó nước được đun sôi sau khoảng 10 - 30 phút. Một số loại bình thủy điện còn có thêm những chức năng như hẹn giờ đun sôi nước lại, tẩy cặn, khử mùi Clo trong nước, khóa rót nước an toàn hay cơ chế rót nước bằng bơm điện tử. 

Thiết bị được coi là "kẻ âm thầm trộm điện" trong nhà: Giống chiếc bình siêu tốc nhưng cách hoạt động khác - Ảnh 2.

Khảo sát trên thị trường, trung bình bình thủy điện có công suất 700W trở lên. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực gia dụng, điện lạnh, đây là mức công suất lớn. Nhiều thống kê cho thấy, con số này còn lớn hơn so với công suất của một chiếc tủ lạnh 152 lít, 1 chiếc máy giặt 8kg, hay các loại màn hình TV... 

Siêu thị điện máy Điện máy Xanh đã thực hiện một ví dụ nhỏ để đo cụ thể lượng điện tiêu thụ của một bình thủy điện. Khi bình dung tích 3 lít có công suất 700W đun nước, nó mất 30 phút để đun 6 lít/2 lần. Lúc này, điện năng tiêu thụ của thiết bị sẽ là 700W x 0,5 = 350Wh. Nếu người dùng vẫn liên tục cắm điện thiết bị cả ngày, cứ sau vài giờ, thiết bị lại khởi động việc đun lại nước bởi nước trong bình đã nguội. 

Giả sử thời gian đun lại nước này là 6 giờ, mỗi lần đun lại tốn lượng điện bằng 1/2 so với lượng điện đun sôi ban đầu, vậy trong 1 ngày, bình thủy điện sẽ tiêu tốn lượng điện = 350 x 4 x 50% = 700 Wh. Nhân với 30 ngày trong tháng, con số sẽ là (350 + 700) x 30 = 31.500 Wh, tương đương với 31,5 số điện. 

Thiết bị được coi là "kẻ âm thầm trộm điện" trong nhà: Giống chiếc bình siêu tốc nhưng cách hoạt động khác - Ảnh 3.

Cách tính trên chỉ là tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào công suất chính xác của thiết bị và tần suất sử dụng của các thành viên trong gia đình. 

Tuy được đánh giá là tiêu tốn nhiều điện năng, song với những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng cao, như gia đình có trẻ nhỏ, cần dùng nước sôi cho nhiều nhu cầu khác nhau cùng lúc, thì bình thủy điện vẫn là một thiết bị hữu ích và đáng để tham khảo. Với những gia đình có ít nhu cầu, chỉ cần sử dụng nước nóng cho các nhu cầu cơ bản như uống nước, pha cà phê, tần suất thấp, hãy cân nhắc lựa chọn ấm siêu tốc thay cho bình thủy điện. 

Để sử dụng bình thủy điện được tiết kiệm hơn, người dùng nên cân đối thời gian khởi động thiết bị. Ví dụ sau khi đã đun xong lượng nước đủ với nhu cầu, chỉ cần giữ ấm nước, hãy rút điện thiết bị. Một số lưu ý an toàn khác có thể kể tới là:

- Không đổ nước quá đầy vào bình thủy điện

- Vệ sinh sạch sẽ bình hàng ngày 

- Sử dụng bình đúng mục đích là đun nước sôi

- Không đặt bình gần các thiết bị sinh nhiệt khác như quạt sưởi, lò vi sóng, bếp gas...

- Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng đãng, tránh xa tầm tay trẻ em hoặc tránh tiếp xúc với các loại nguồn nước bẩn.

Theo Thu Phương

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên