MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thịt nhập khẩu Châu Âu: Cơ hội nào ở thị trường Việt Nam?

13-03-2021 - 10:16 AM | Thị trường

Thịt nhập khẩu Châu Âu: Cơ hội nào ở thị trường Việt Nam?

Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tăng trưởng trung bình khoảng 6,5% mỗi năm, xét theo trung hạn...

CƠ HỘI Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Sức tiêu thụ thịt ở thị trường Việt Nam đã tăng 22% trong giai đoạn 2013-2018, cụ thể, lượng tiêu thụ thịt bình quân đầu người trong năm 2019 là 18kg. Trước khi ASF (Dịch tả heo châu Phi - African Swine Fever) bùng phát, thịt heo chiếm tỷ lệ 64% trên tổng lượng thịt tiêu thụ của người Việt, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 35% khi ASF bùng phát trong năm 2020, vì nguồn cung bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của ASF. Điều này đã khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng thịt gia cầm nhiều hơn, với tỷ lệ khoảng 53% tổng lượng thịt tiêu thụ trong năm 2020, và điều đó cũng kích thích gia tăng chăn nuôi gia cầm.

Việc sản xuất thịt bò cũng bị hạn chế tại Việt Nam, với lượng tiêu thụ giảm thấp và thịt bò nhập khẩu giảm -19% trong năm 2019. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho việc nhập khẩu thịt bò chất lượng cao. Nhìn chung, tổng lượng thịt tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 12% vào năm 2024. Ngày nay, thịt không còn là thực phẩm chỉ dành riêng cho những dịp đặc biệt. Điều mà khách hàng quan tâm là chất lượng và nguồn gốc nhập khẩu của thịt.

Thịt nhập khẩu Châu Âu: Cơ hội nào ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Quy trình sản xuất thịt heo và bò ở EU được kiểm soát bởi bộ luật an toàn thực phẩm, được coi là nghiêm ngặt nhất thế giới và nhờ vậy, châu Âu đã trở thành vùng xuất khẩu ròng thịt heo lớn nhất thế giới, đồng thời, là nhà sản xuất thịt bò lớn thứ ba thế giới.

EU luôn giữ cam kết với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, thể hiện cụ thể qua những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất, phúc lợi động vật và tính bền vững từ các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm. Hệ thống "từ trang trại đến bàn ăn" nhất quán, dưới sự giám sát liên tục đảm bảo cho những cam kết được thực thi xuyên suốt toàn bộ chuỗi thực phẩm.

IRELAND VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẶC BIỆT VỀ NUÔI DƯỠNG ĐỘNG VẬT

Là một hòn đảo sản xuất lương thực lớn ở rìa phía tây của Châu Âu, Ireland có lợi thế đặc biệt về sức khỏe động vật và an toàn thực phẩm.

Khí hậu ôn hòa và mưa nhiều giúp mùa cỏ phát triển được kéo dài, nước sạch sẵn có và các điều kiện khí hậu tự nhiên lý tưởng cho việc chăn thả gia súc. 80% diện tích đất của Ireland được bao phủ bởi cỏ xanh và mùa chăn thả kéo dài nhất châu Âu, hơn 300 ngày một năm. Lịch sử Ireland không gắn liền với ngành công nghiệp nặng, vậy nên đất đai của Ireland không bị ô nhiễm bởi các nguyên tố vi lượng nặng, đồng thời, không khí Ireland trở nên trong lành với sự gạn lọc của dòng hải lưu Đại Tây Dương. Ngoài ra, vị trí biển đảo cách biệt cũng giúp các nhà sản xuất Ireland giảm thiểu và kiểm soát tốt các rủi ro bệnh dịch.

Thịt nhập khẩu Châu Âu: Cơ hội nào ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 2.

Những miếng thịt mềm mại và nhiều nạc đã tạo nên tên tuổi cho chất lượng của thịt heo Ireland. Chất lượng này có được là nhờ quy trình nuôi và chế biến thịt.

Đàn heo Ireland luôn được nuôi trong các trang trại gia đình được Bord Bia xác nhận thông qua Chương trình Đảm bảo Chất lượng Thịt heo (PQAS). Các trang trại phải tuân thủ luật phúc lợi động vật và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của EU. Heo được nuôi bằng nguồn ngũ cốc từ địa phương có chất lượng cao và thường được giết mổ vào khoảng sáu tháng tuổi cho những ra miếng thịt ngon nhất.

Các biện pháp kiểm soát thú y nghiêm ngặt đảm bảo không có dư lượng thuốc tồn tại trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Hormone tăng trưởng bị nghiêm cấm trong khi kháng sinh chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

Thịt heo Ireland có thể truy xuất nguồn gốc, từ bàn ăn đến trang trại, từ nguồn phân phối đến xưởng chế biến. Ireland cũng là đất nước đầu tiên trong châu Âu thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng DNA trong đàn heo của họ.

Thịt nhập khẩu Châu Âu: Cơ hội nào ở thị trường Việt Nam? - Ảnh 3.

Còn thịt bò Ireland nổi tiếng vì chất lượng và đã trở thành sự lựa chọn của nhiều đầu bếp Sao Michelin và các nhà bán lẻ có tên tuổi. Với chế độ ăn nhiều cỏ, môi trường chăn thả tự nhiên và kinh nghiệm chăn nuôi lâu đời đã mang đến những miếng thịt bò mềm mại và giàu dinh dưỡng.

Bò được chăn thả ngoài trời hơn 300 ngày một năm và tiêu thụ cỏ tươi chiếm 95% chế độ dinh dưỡng. Các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, khả năng truy xuất nguồn gốc và phúc lợi động vật đã biến Ireland thành quê hương của thịt bò đẳng cấp thế giới, chế độ ăn nhiều cỏ đã tạo nên những miếng bò có hương vị dày dặn hơn, với vân cẩm thạch trải đều, đẹp mắt.

Hormone tăng trưởng bị cấm tuyệt đối, kháng sinh chỉ được dùng khi thực sự cần thiết và có sự giám sát nghiêm ngặt của thú y.

Chương trình Đảm bảo Thịt bò và Cừu Bền vững (SBLAS) cung cấp sự đảm bảo rằng người tiêu dùng được thưởng thức miếng thịt bò tốt nhất, được chăn thả trên đồng cỏ xanh tươi, được bảo vệ theo tiêu chuẩn của thế kỷ 21. SBLAS bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất thịt bò, từ quản lý động vật, đến phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm (HACCP), vận chuyển và khả năng truy xuất nguồn gốc trong từ mổ cho đến tận nhà máy chế biến.

Theo Hương Giang

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên