MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ đầu tư đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng: “Nếu không tăng phí chúng tôi sẽ phá sản”

01-04-2016 - 11:26 AM | Xã hội

Từ 1/4 phí đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng sẽ tăng từ 1.500 đồng/km lên 2.000 đồng/km. Ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch HĐQT Tổng công phát triển và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), nhà đầu tư tuyến đường này cho biết nếu không tăng, không thu hồi sẽ phá sản.

Từ 1/4, theo mức tính 2.000 đồng/km, mức phí toàn tuyến cao tốc với xe dưới 12 chỗ, xe dưới 2 tấn và xe buýt công cộng là 210.000 đồng; mức phí toàn tuyến cao nhất với xe từ 18 tấn trở lên, xe container 40 fit là 840.000 đồng.

Còn với 2 trạm thu phí trên QL 5 (song song với cao tốc Hà Nội -Hải Phòng) mức phí sẽ tăng gần 50% theo thông tư 153 của Bộ Tài chính.

Theo đó mức phí thấp nhất với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng sẽ tăng từ30.000 đồng đồng lên 45.000 đồng/lượt;

Mức phí cao nhất được áp dụng cho xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lênvà xe chở hàng bằng Container 40 fit tăng từ 160.000 đồng lên 200.000 đồng/lượt

Mức phí cao nhất đối với xe tải loại 5 áp dụng từ nút giao vành đai III đến nút giao ĐT 356 (Đình Vũ) và ngược lại là 760.000 đồng/xe.

Trong khi phí xe tải đường cũ là 400.000 đồng, mức phí đường mới tăng gấp 1,9 lần.

Dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải phòng có tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), suất đầu tư 10,8 triệu USD/km 4 làn xe, phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5 - 11,4% trong thời gian 30 năm.

Ông Đào Văn Chiến, Chủ tịch HĐQT VIDIFI cho biết: “Không thể không tăng, nếu không chúng tôi sẽ phá sản. Nhà nước hứa hỗ trợ 39% vốn đầu tư nhưng đến giờ này chúng tôi chưa nhận được đồng nào”

Mức thu phí thu được sau khi tăng chỉ đủ trả 50% số tiền lãi hàng ngày, tức đạt 4 tỷ đồng trả lãi trong khi tiền lãi ngày là 8 tỷ đồng.

Chủ tịch VIDIFI khẳng định tăng phí là gốc của vấn đề nếu không tăng sẽ không hoàn được vốn trong 30 năm. Một số nhà vận tải nói tăng phí họ sẽ phá sản nhưng nếu không tăng phí theo phương án tài chính đã phê duyệt thì chúng tôi sẽ phá sản trước.

“VIDIFI làm không vì mục tiêu lợi nhuận, không có nhà đầu tư nào 30 năm mới đi thu tiền, thường 3-5 năm, chậm lắm 10 năm. Cũng không ngân hàng nào cho vay 30 năm. Đây là nhiệm vụ chính trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng nhưng bản thân chúng tôi cũng phải thu hồi vốn nếu sẽ không phá sản”, ông Đào Văn Chiến nói.

Chủ tịch VIDIFI thông tin thêm, từ bắt đầu thu hơn phí đường cao tốc Hà Nội- Hải phòng được hơn 1000 tỷ đồng , chỉ đủ trang trải phí. Trong năm nay bỏ ra 300 tỷ đồng đại tu một số đoạn lún, chênh. Chúng tôi có 20 tỷ đồng từ quỹ bảo trì đường bộ nhưng chỉ đủ làm dọn dẹp vệ sinh, ổ gà, cống rãnh. Tính toán ra 1 m đường được 190.000 đồng/ngày, chưa bằng ngày công lao động, mỗi ngày chưa được 1 tiếng làm các công việc đại tu cây xanh, sơn sửa. Phí bảo trì đường bộ không đủ đề bảo trì mà phải bỏ thêm.

Lưu lượng xe tham gia đường cao tốc Hà Nội- Hải phòng còn chưa cao bởi hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy đều nằm ở đường 5 cũ và đường cao tốc tải trọng cân tuyệt đối nên xe tải vượt quá tải trọng không đi được đường cao tốc. Hiện, có 1/3 lượng xe chuyển sang đường mới. Nhưng theo tính toán của Chủ đầu tư, thời gian tới lưu lượng xe sẽ tăng lên sau khi điều chỉnh phí.

“Không thể không tăng, nếu không chúng tôi sẽ phá sản. Nhà nước hứa hỗ trợ 39% vốn đầu tư nhưng đến giờ này chúng tôi chưa nhận được đồng nào”

Theo Hải Minh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên