MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề nghị cấm dùng tiền mua phiếu, tranh cử

07-04-2015 - 10:51 AM | Xã hội

Góp ý cho dự thảo Luật Bầu cử nhiều đại biểu cho rằng, dùng tiền tranh cử là hình thức mua phiếu, nên cần phải đưa ra chế tài cụ thể.

Ngày 6/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ hai để thảo luận, đóng góp ý kiến cho hai dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) và Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội (QH) và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp (sửa đổi). Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị ra quy định cấm dùng tiền, vật chất để mua phiếu, tranh cử.

Dùng tiền tranh cử là mua phiếu

Đề cập Luật Bầu cử, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Duy Thường cho rằng, luật sửa đổi lần này còn nhiều vấn đề chưa đổi mới. Ông Thường đề nghị phải cụ thể hóa hơn nữa tiêu chuẩn của đại biểu QH và đại biểu HĐND. Bởi 5 tiêu chuẩn đưa ra vẫn còn chung chung, khó nâng cao chất lượng đại biểu như mong muốn.

Do chưa có cơ chế chính sách và pháp luật để giám sát đại biểu dân cử, ông Thường đề nghị mỗi đại biểu phải có một chương trình hành động cụ thể gửi đến Mặt trận để cử tri giám sát. Ngoài ra, luật cũng cần bổ sung quy định cấm tranh cử, cấm không được dùng vật chất để phát tặng, ủng hộ cử tri dưới bất kỳ hình thức nào. Dùng tiền tranh cử là hình thức mua phiếu, nên cần phải đưa ra chế tài cụ thể.

Liên quan đến cơ cấu thành phần, theo ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ, người dân muốn mỗi thành phần dân tộc ít nhất phải có 1 đại biểu. Trong số 54 dân tộc vẫn còn mấy dân tộc không ai tham gia Đại biểu QH.

Ông Que cũng cho rằng số lượng đảng viên trong QH còn nhiều quá, khi trong số gần 500 đại biểu hiện chỉ có 40 người ngoài Đảng, ông Que đề nghị số đại biểu chưa có Đảng trong QH cần phải nâng lên mức 30 - 40%.

Đưa “một bộ phận không nhỏ” vào luật

Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt cho rằng, Luật Mặt trận sửa đổi cần cố gắng thể hiện rõ Nghị quyết Đảng và Hiến pháp 2013. Qua đó, cần thể hiện rõ mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận và giữa Nhà nước với Mặt trận.

Ông Duyệt cũng cho rằng, khi đất nước càng hội nhập, càng mở rộng, càng tư nhân hóa thì tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ và tranh giành quyền lực càng nhiều. Vì thế, muốn giữ vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề phản biện và giám sát phải được quy định rất rõ ràng trong luật.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Túc (Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ) cho rằng, để ngăn chặn tình trạng thoái hóa, biến chất trong Đảng, phải đưa cụm từ “một bộ phận không nhỏ” quy định vào trong luật. “Nếu không đưa vào người dân sẽ mặc cảm và cho rằng, Mặt trận cũng chỉ là cái bóng của Đảng”, ông Túc nhấn mạnh.

Theo GS Nguyễn Đăng Dung (ĐH Quốc gia Hà Nội), QH không thể là con số cộng của 63 tỉnh, thành phố. Mặt trận phải chủ động ngay từ ứng cử viên, đến cơ cấu đại biểu trong QH chứ không phải bắt đầu từ Ủy ban Thường vụ QH.

Theo Dũng Nguyễn

PV

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên