MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giảm biên chế: "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"

20-04-2014 - 08:46 AM | Xã hội

Bộ LĐTBXH thì xin tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ bảo hiểm, còn bên Bộ Nội vụ lại nói giảm biên chế bớt gánh nặng ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền vừa đề nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội nâng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60) để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH.

Theo lý giải của Bộ LĐTBXH thì với các chính sách hiện hành, quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 trong năm thu không đủ chi. Thậm chí đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.

Do đó đề xuất của Chính phủ, “từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam”.

Ngược lại với tính toán của Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ lại tính chuyện tinh giản biên chế.

Theo đó Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, dự thảo Nghị định căn cứ số liệu báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong 4 năm theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, dự kiến sau 6 năm thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100 nghìn người, trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.

Theo lộ trình cải cách tiền lương thì dự kiến mức lương tối thiểu sẽ tăng hàng năm, do vậy dự kiến phí bình quân cho 01 người nghỉ hưu trước tuổi khoảng 75 triệu đồng, một người thôi việc khoảng 90 triệu đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế số cán bộ, công chức, viên chức nói trên trong sáu năm khoảng 8.000 tỉ đồng.

Nhìn vào mục đích của hai cơ quan quản lý đang thấy có sự mâu thuẫn. Và khi đó hai hai mục đích đều khó có thể đạt được.

Theo Phương Nguyên


cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên