MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Họp Quốc hội]: Khó khăn kinh tế đang gây khó cải cách tiền lương

22-10-2014 - 14:50 PM | Xã hội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình báo cáo tình hình cải cách tiền lương...

Kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp công vụ, cử tuyển đối với cán bộ, công chức cơ sở, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, người nghỉ hưu là yêu cầu của Quốc hội với Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình tại kỳ họp cuối năm 2013.

Ở báo cáo này, rất nhiều nội dung được Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nhắc lại gần như y nguyên báo cáo đã gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.

Như, đã xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đến năm 2020. Bao gồm các nội dung: mức lương cơ sở; quan hệ tiền lương thấp nhất - trung bình - tối đa; hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương; các chế độ phụ cấp và cơ chế quản lý tiền lương.

Tuy nhiên, do việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội mới được hơn một năm (báo cáo trước là gần một năm - PV) nên chưa có nhiều kết quả.

Và, với giải thích khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Bộ trưởng lại tiếp tục “hứa” sẽ trình Trung ương cụ thể về đề án tiền lương vào một thời điểm thích hợp, để có thời gian triển khai có kết quả các giải pháp đã được Trung ương thông qua.

Điểm mới là sau kỳ họp Quốc hội thứ 7, Bộ đã có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ phụ cấp lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Sau đó Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp để đề xuất cụ thể trong nội dung của đề án cải cách chính sách tiền lương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong thời gian sắp tới, khi Trung ương chưa thông qua đề án cải cách chính sách tiền lương, Bộ trưởng cho biết sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh tiền lương cho phù hợp.

Bộ Nội vụ cũng sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định quy định về dịch vụ sự nghiệp công và cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện, môi trường hoạt động bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, báo cáo nêu.

Theo Bộ trưởng, với nghị định này sẽ từng bước thay đổi phương thức hỗ trợ ngân sách nhà nước thông qua các đơn vị sự nghiệp công sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách. Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí,...

Và trên cơ sở các nguyên tắc chung của nghị định nêu trên, các bộ quản lý chuyên ngành xây dựng nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập của ngành mình cho phù hợp.

Bộ trưởng cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thông qua vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện bảo đảm để thực hiện.

>>>Năm 2014: Hà Nội chi hơn 550 tỷ đồng tạo nguồn cải cách tiền lương

Dòng sự kiện KỲ HỌP THỨ 8 - QUỐC HỘI KHÓA XIII

 

NGÀY 22/10

>> Khó khăn kinh tế đang gây khó cải cách tiền lương

 


NGÀY 21/10

>>> Chính phủ cần quyết liệt hơn với tình trạng nợ bảo hiểm xã hội


>>>Đề án đổi mới sách giáo khoa: Không phải kinh phí thấp thì Quốc hội sẽ thông qua


>>>Bộ trưởng Thăng nói về “siêu dự án” sân bay Long Thành


>>>Sáng 21/10: Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội


>>>Xử lý nợ xấu: “Ông chủ ngân hàng đã bán ô tô chưa?”


>>>Cán bộ là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng


>>>"Không thể dùng cơ chế để thay thị trường giải quyết nợ xấu"


>>> “Cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính”


>>>“Việc điều hành lãi suất không hướng về nền kinh tế”


>>>Chưa bổ sung game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB


>>>Đại biểu Quốc hội băn khoăn về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

 


NGÀY 20/10

>>>Toàn văn báo cáo về tình hình KT-XH tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII


>>>Đột phá môi trường kinh doanh: “Hồi hộp” chờ Quốc hội


>>>Cận cảnh tòa nhà Quốc hội cực hiện đại


>>>Trình Quốc hội kinh phí đổi mới chương trình, sách giáo khoa gần 780 tỷ đồng


>>>Cuối tháng 8/2014: Số dư quỹ dự phòng rủi ro của các TCTD là 78,5 nghìn tỷ đồng


>>>Quốc hội có nhà mới, kinh tế thay áo mới


>>>Chính thức khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIII

 





Theo Nguyên Hà

cucpth

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên