MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn nghỉ việc phi công phải báo trước 6 tháng

19-04-2015 - 21:38 PM | Xã hội

Bộ GTVT đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều trong thông tư về an toàn hàng không dân dụng và khai thác tàu bay. Trong đó, dự thảo quy định, phi công muốn nghỉ việc phải báo trước 6 tháng (180 ngày) và phải bổi thường chi phí đào tạo, huấn luyện...

Theo dự thảo, nhằm nâng cao hoạt động của ngành Hàng không, Bộ GTVT vừa ban hành dự thảo về quy chế an toàn hàng không trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. Trong đó, một vấn đề được quan tâm đó là nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, nhưng phải thông báo bằng văn bản trước 180 ngày. Ngay sau khi dự thảo Thông tư được mời lấy ý kiến đã thu hút được nhiều ý kiến trái chiều.

Theo dự thảo, với những nhân viên hàng không trình độ cao như phi công, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa máy bay đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Tuy nhiên, người lao động phải thông báo bằng văn bản cho chủ doanh nghiệp 180 ngày.

Lý do ban soạn thảo đưa ra khoảng thời gian này, là để doanh nghiệp lập kế hoạch duy trì hoạt động bảo đảm khai thác tàu bay theo kế hoạch đã được phê duyệt. Khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, phi công hay các lao động trình độ cao khác đồng thời phải bồi thường chi phí huấn luyện, đào tạo và chi phí phá vỡ cam kết thời gian làm việc sau đào tạo với doanh nghiệp.

Dự thảo đã được Vietnam Airlines lên tiếng đồng tình ủng hộ vì theo lịch bay của hãng được tính theo chu kỳ 6 tháng, bao gồm cả nội dung về nguồn lực lao động. Nếu phi công vì một lý do nào đó xin nghỉ việc đột xuất sẽ sẽ làm xáo trộn toàn bộ kế hoạch kinh doanh.

Cùng đó, để đào tạo và tìm được phi công phải mất một thời gian để phi công làm quen với hãng, do vậy quy định trên là phù hợp đảm bảo cạnh tranh lành manh giữa các hãng. Cùng đó, đại diện Jetstar Pacific cũng cho rằng nếu người lao động thông báo kế hoạch nghỉ việc trước 6 tháng, các hãng hàng không sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch bay, bảo đảm hoạt động.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng dự thảo này trái với quy định của Luật Lao động. Theo luật sư Lê Đình Vinh cho biết, theo quy định tại Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012 thì “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Như vậy, việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động phải là kết quả của sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Cùng đó, giám đốc điều hành của Vietjet – Lưu Đức Khánh cho rằng quy định trên của Dự thảo chưa rõ ràng, cụ thể quy định về bồi thường chi phí đào tạo cần phải được thể hiện rõ cho cả hai trường hợp là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật và bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật.

Theo đó, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật quy định tại điều khoản 1, Điều 37 và không vi phạm thời hạn báo trước quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 37 thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng quy định theo điều 37 và nếu vi phạm thời hạn báo trước thì có nghĩa vụ phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương những ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo theo quy định tại điều 62 của Bộ luật lao động.

Theo Đặng Tiến

PV

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên