MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngày đầu cấp căn cước công dân: Chỉ cần mang sổ hộ khẩu

04-01-2016 - 11:57 AM | Xã hội

Mặc dù còn nhiều thắc mắc trong ngày đầu làm thủ tục cấp căn cước công dân, tuy nhiên, cán bộ hướng dẫn thông báo: "Chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu sẽ có đầy đủ thông tin điền vào tờ khai".

Bắt đầu từ ngày hôm nay (4/1/2016), theo Luật Căn cước, tất cả các công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số.


Đây là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Đây là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.


Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng nay (4/1) tại Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH (Công an TP Hà Nội) có hàng trăm người dân đến làm thủ tục cấp căn cước công dân.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng nay (4/1) tại Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH (Công an TP Hà Nội) có hàng trăm người dân đến làm thủ tục cấp căn cước công dân.


Do đây là ngày đầu tiên làm thủ tục nên còn nhiều thắc mắc của người dân trong quá trình điền vào tờ khai.

Do đây là ngày đầu tiên làm thủ tục nên còn nhiều thắc mắc của người dân trong quá trình điền vào tờ khai.


Mọi người chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu đến là có đầy đủ thông tin cá nhân để điền vào tờ khai - cán bộ hướng dẫn cho biết.

"Mọi người chỉ cần mang theo sổ hộ khẩu đến là có đầy đủ thông tin cá nhân để điền vào tờ khai" - cán bộ hướng dẫn cho biết.


Theo đó, thẻ căn cước công dân được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Theo đó, thẻ căn cước công dân được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.


Thượng tá Nguyễn Danh Quảng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH cho biết: So với CMT, có căn cước công dân, người dân sẽ không phải xác nhận qua công an xã, phường… bớt đi lại cho công dân. Sau này, một vài năm, sau khi xây dựng được tàng thư căn cước công dân thì công dân sẽ không phải mang theo sổ hộ khẩu đến làm căn cước công dân nữa, nên sẽ rất tiện lợi trong công tác hành chính.

Thượng tá Nguyễn Danh Quảng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH cho biết: "So với CMT, có căn cước công dân, người dân sẽ không phải xác nhận qua công an xã, phường… bớt đi lại cho công dân. Sau này, một vài năm, sau khi xây dựng được tàng thư căn cước công dân thì công dân sẽ không phải mang theo sổ hộ khẩu đến làm căn cước công dân nữa, nên sẽ rất tiện lợi trong công tác hành chính".


Riêng đối với những học sinh thi đại học năm nay, Thượng tá Quảng cũng có lời khuyên: Theo quy định của pháp luật, chứng minh nhân dân 9 số và 12 số nếu còn thời hạn thì vẫn còn giá trị sử dụng nên các em học sinh vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện cấp căn cước công dân thì nên làm luôn để sau này đỡ thiệt. Ví dụ: Nếu dùng CMT 9 số, trên đường đi thi chẳng may bị mất CMT thì sẽ rất khó làm thủ tục vì lúc đó không cấp lại được CMT 9 số để trùng với hồ sơ dự thi nữa. Nếu dùng căn cước công dân thì nếu bị mất, lúc đi cấp lại sẽ rất tiện và tránh khỏi những vướng mắc không đáng có.

Riêng đối với những học sinh thi đại học năm nay, Thượng tá Quảng cũng có lời khuyên: Theo quy định của pháp luật, chứng minh nhân dân 9 số và 12 số nếu còn thời hạn thì vẫn còn giá trị sử dụng nên các em học sinh vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện cấp căn cước công dân thì nên làm luôn để sau này đỡ thiệt. Ví dụ: Nếu dùng CMT 9 số, trên đường đi thi chẳng may bị mất CMT thì sẽ rất khó làm thủ tục vì lúc đó không cấp lại được CMT 9 số để trùng với hồ sơ dự thi nữa. Nếu dùng căn cước công dân thì nếu bị mất, lúc đi cấp lại sẽ rất tiện và tránh khỏi những vướng mắc không đáng có.


Cụ Nguyễn Hữu Tâm (90 tuổi) được người nhà đưa đi làm lại chứng minh thư nhưng được hướng dẫn sang làm thẻ căn cước công dân.

Cụ Nguyễn Hữu Tâm (90 tuổi) được người nhà đưa đi làm lại chứng minh thư nhưng được hướng dẫn sang làm thẻ căn cước công dân.


Về quy trình, vào thời điểm hiện tại, làm căn cước công dân tương đối giống với quy trình làm chứng minh thư, tuy nhiên, sau khi xây dựng được tàng thư căn cước thì người dân không cần mang theo sổ hộ khẩu khi đi làm thẻ căn cước công dân nữa.

Về quy trình, vào thời điểm hiện tại, làm căn cước công dân tương đối giống với quy trình làm chứng minh thư, tuy nhiên, sau khi xây dựng được tàng thư căn cước thì người dân không cần mang theo sổ hộ khẩu khi đi làm thẻ căn cước công dân nữa.


Theo Thông tư 170 quy định mức thu, nộp cấp, đổi thẻ căn cước công dân do Bộ Tài chính ban hành, người từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ không phải nộp phí. Nhà nước không thu phí đổi thẻ đối với người đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi. Người dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ sẽ phải trả phí. Cụ thể, phí đổi thẻ là 50.000 đồng, cấp lại là 70.000 đồng.

Theo Thông tư 170 quy định mức thu, nộp cấp, đổi thẻ căn cước công dân do Bộ Tài chính ban hành, người từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ không phải nộp phí. Nhà nước không thu phí đổi thẻ đối với người đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi. Người dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ sẽ phải trả phí. Cụ thể, phí đổi thẻ là 50.000 đồng, cấp lại là 70.000 đồng.


Sau khi làm xong thủ tục đăng ký, người dân sẽ nhận được giấy hẹn và 07 ngày sau đến nhận thẻ căn cước công dân.

Sau khi làm xong thủ tục đăng ký, người dân sẽ nhận được giấy hẹn và 07 ngày sau đến nhận thẻ căn cước công dân.

Theo Hoàng Nam

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên