MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đứng đầu phải có sức ép "săn" đúng người tài

09-11-2013 - 16:37 PM | Xã hội

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng áp lực cạnh tranh sẽ tạo ra nhân tài chứ không phải do anh trải thảm đỏ thì mới chọn được.

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội liên quan đến việc đào tạo, chọn nguồn nhân lực hiện nay.

Ông Nguyễn Sỹ Dũng cho biết: Muốn tạo ra người tài, trong nền kinh tế phải cạnh tranh nhiều hơn. Trong quản trị, giao trách nhiệm phải rõ ràng hơn. Ví dụ, trong vấn đề giao thông Hà Nội, anh phải giao toàn quyền cho ông giám đốc Sở Giao thông. Ông giám đốc này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, quyền chọn ai là quyền của ông ấy. Nếu ông không chọn đúng người tài, giao thông Hà Nội ách tắc, ông giám đốc đó mất chức.

Áp lực chọn đúng, cạnh tranh trong công việc sẽ tạo ra người tài. Không phải chế độ chính sách, không phải anh trải thảm đỏ thì mới chọn được người tài. Phải đi theo nền kinh tế thị trường, khi có sự cạnh tranh mới tạo ra nhu cầu phải chọn người tài.

Hãy xem các doanh nghiệp, nếu người ta muốn cạnh tranh thì người ta phải chọn người giỏi hơn. Thậm chí, có những doanh nghiệp phải đi "săn" người, doanh nghiệp nước ngoài cũng thế.

Trong thể chế chúng ta có những cải cách còn phải chỉnh sửa tiếp để tạo nên sự cạnh tranh ở cấp cao hơn về mặt chính trị. Đó là chuyện còn phải tính tiếp.

Còn chuyện quản trị hành chính công vụ, phải có biện pháp tạo "cầu", đó là giao quyền và trách nhiệm rõ ràng hơn sao cho người đứng đầu có sức ép chọn người tài và buộc lòng phải chọn người tài để hoàn thành nhiệm vụ. Còn không phải chế độ chính sách ưu đãi này nọ mới chọn được người tài. Tôi nghĩ, cái đó chưa giải quyết được vấn đề.

Thưa ông, trong phiên thảo luận gần đây, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có nói: “Tôi là Bộ trưởng, muốn nhận một cháu học tiến sĩ giỏi đang làm bên ngoài 50 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ về Bộ, cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được vì không trả lương như vậy được”. Câu chuyện của Bộ trưởng Vinh cho thấy cơ chế tài chính chưa cho phép, điều đó có phải là lý do làm ảnh hưởng chất lượng làm việc trong dịch vụ công?

Thực chất, tiền lương chỉ là một nửa của vấn đề thôi. Tất nhiên là có nguyên nhân vướng về cơ chế tài chính rồi. Còn một nửa vấn đề khác là thiết chế mô hình tổ chức.

Hành chính là chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan còn chính trị là chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội. Nhưng do bỏ phiếu để bầu nhiệm nên chúng ta đã chính trị hóa chế độ trách nhiệm của ông hành chính. Do đó, ông hành chính muốn được bổ nhiệm lại, nhiều khi ông cũng phải vừa lòng nhân viên cấp dưới, tạo ra cạnh tranh giả. Do đó, thành thử là không nhất thiết ông hành chính phải chọn người tài.

Vậy đâu là điểm đột phá về nhân lực?

Phải đột phá về thể chế trước, phải tạo ra “cầu” mới có người tài. Thánh Gióng chỉ xuất hiện khi vua bị sức ép phải kêu gọi tìm kiếm người tài giỏi, nếu không nước sẽ mất. Thánh Gióng xuất hiện đúng vào lúc đó.

Xin cảm ơn ông!

Theo Xuân Hải

cucpth

Infornet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên