MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Thời sự 24h]: Đề xuất xử lý hình sự với hành vi trốn đóng BHXH

08-04-2015 - 21:44 PM | Xã hội

Theo thống kê mới nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quý 1 năm 2015, số tiền nợ bảo hiểm xã hội trên cả nước là gần 7.300 tỉ đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Ngân sách (sửa đổi)

Chiều 8/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất cao khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

Cho ý kiến về bội chi Ngân sách địa phương và mức dư nợ vay của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho phép ngân sách địa phương được phép bội chi, nhưng đề nghị luật phải có những quy định cụ thể để khống chế bội chi.

Chỉ những địa phương thu vượt dự toán năm trước và có khả năng trả nợ mới được phép bội chi và giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này. (Xem thêm)

Đề xuất xử lý hình sự với hành vi trốn đóng BHXH

Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) đang được lấy ý kiến về việc quy định không đóng Bảo hiểm xã hội cũng bị truy cứu hình sự.

Khoảng 50% số doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiện cả nước có trên 300.000 doanh nghiệp hoạt động, nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ quản lý được khoảng 150.000 đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo thống kê mới nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quý 1 năm 2015, số tiền nợ bảo hiểm xã hội trên cả nước là gần 7.300 tỉ đồng.

Đứng trước thực tế này, Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) đang được lấy ý kiến với một nội dung quan trọng: Sẽ quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với việc trốn đóng BHYT,BHXH, cũng như BHTN cho người lao động.

Dự thảo Luật phí và lệ phí: Dỡ bỏ các khoản phí vô lý

Pháp lệnh phí và lệ phí sẽ được xây dựng thành luật và những khoản phí vô lý đều sẽ bị dỡ bỏ.

Phí là khoản tiền phải trả khi được cung cấp dịch vụ theo quy định trong danh mục. Lệ phí là khoản tiền phải nộp khi được cơ quan nhà nước phục vụ dịch vụ công. Về cơ bản, phí và lệ phí giúp Nhà nước bù đắp chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra khi cung cấp dịch vụ công.

Tuy chỉ đơn giản vậy, nhưng 13 năm thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí đã nảy sinh rất nhiều vấn đề như: những khoản phí theo kiểu hành dân và doanh nghiệp; phí chồng phí; thu phí trái thẩm quyền; những khoản phí vô lý gây bức xúc trong dư luận, thậm chí có những khoản thu không được bao nhiêu, nhưng tiền nuôi bộ máy để đi thu còn nhiều hơn cả tiền thu về. (Xem thêm)

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Chấm dứt tình trạng 2 loại giá

Nhiều bệnh viện vẫn tồn tại 2 loại giá dịch vụ khám chữa bệnh khác nhau: một loại giá dịch vụ công và một loại giá dịch vụ y tế được quy định từ các hoạt động xã hội hóa.

Theo phân tích từ Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình từ nay đến năm 2016 (giai đoạn tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp) đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được lợi đầu tiên, vì được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn.

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được bảo hiểm y tế thanh toán với mức cao hơn, sẽ giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh đối với các dịch vụ mà trước đây mức giá thấp. (Xem thêm)

Mở rộng địa bàn tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc

Ngày 8/4, việc tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ bị thất lạc đang được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang gấp rút tiến hành và mở rộng thêm địa bàn.

Mọi hình ảnh, thông tin về nguồn phóng xạ bị thất lạc được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, dán trong nhà máy, khu dân cư, tại các vựa ve chai để cảnh báo và tìm kiếm.

Các cơ quan chức năng Bà Rịa-Vũng Tàu và đoàn chuyên gia của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã mở rộng vùng tìm kiếm thiết bị chứa chất phóng xạ bị thất lạc đến địa bàn TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai. (Xem thêm)

>>>Thời sự 24h: Phát hiện thiết bị giống với thiết bị phóng xạ bị thất lạc

Hồng Vân

Hồng Cúc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên