MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Thời sự 24h] Kế hoạch chặt 6.700 cây xanh: ''Thanh tra Chính phủ vào cuộc mới rõ''

23-03-2015 - 21:17 PM | Xã hội

Theo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà nội giai đoạn 2014-2015, Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ, trồng thay thế 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố.

Nguồn kinh phí tăng lương CBCCVC hệ số từ 2,34 trở xuống

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của Chính phủ; điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2015 theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, kinh phí thực hiện Nghị định 17/2015/NĐ-CP gồm 3 nguồn: 1- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán NSNN năm 2015 tăng so với dự toán NSNN năm 2014 của các cơ quan, đơn vị; 2- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015; đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ; 3- Sử dụng các nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2014 trở về trước chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có). (Xem thêm)

Nghịch lý đầu tư thiết bị y tế lạc hậu cho bệnh viện mới

Theo phê duyệt, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Bắc Kạn và các tỉnh lân cận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn sẽ ưu tiên đầu tư trang thiết bị hiện đại, thuộc nhóm A với quy mô 500 giường bệnh và sau đó mở rộng thành 800 giường. Tổng mức đầu tư là gần 1.100 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, riêng gói thiết bị y tế được ưu tiên với tổng mức mức đầu tư là 400 tỷ đồng.

Nhận thấy việc mua sắm thiết bị y tế là một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng khám chữa bệnh, tỉnh Bắc Kạn đã quyết định thành lập một hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia đầu ngành để lấy ý kiến trước khi mua sắm. (Xem thêm)

Kế hoạch chặt 6.700 cây xanh: “Thanh tra Chính phủ vào cuộc mới rõ”

Theo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà nội giai đoạn 2014-2015, Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ, trồng thay thế 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố. Trước sức ép dư luận, ngày 20/3/2015 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức chỉ đạo dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội.

Tại buổi Tọa đàm “Từ Đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” diễn ra chiều 23/3, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng việc chặt hạ hàng loạt cây xanh tại Hà Nội là quyết định sai lầm, cần phải truy cứu trách nhiệm những người ký quyết định và thực thi chủ trương này.

Không những thế, “các thông tin Hà Nội cung cấp cũng rất mơ hồ. Đơn cử như, Hà Nội bảo chặt cây không phải là một chiến dịch nhưng trên mạng, người ta nói chặt cây còn nhanh hơn cả lâm tặc. Hà Nội còn nói mới chặt 500 cây nhưng tôi nghe là chặt 2.000 cây rồi. Vậy tôi nghĩ Thanh tra Chính phủ vào cuộc sẽ rõ,” ông Dũng nói.

Hà Nội chi gần 36 triệu để chặt một cây xà cừ

Theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 trên địa bàn Hà Nội do UBND TP ban hành mới đây, để chặt một cây xà cừ lớn, TP phải chi gần 36 triệu.

Đây là đơn giá được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng ký, áp dụng từ 1-1-2015 thay thế đơn giá cũ áp dụng từ năm 2012 đến nay.

Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1. Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. (Xem thêm)

Hà Nội cấm ôtô nhiều tuyến phố phục vụ IPU 132

Phòng Cảnh sát giao thông- Công an TP Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) từ 28-3 đến 1-4.

Theo phương án phân luồng, từ 6g- 22g các ngày từ 27-3 đến 1-4 tạm cấm các loại xe tải có trọng tải từ 500kg trở lên; ôtô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ ôtô phục vụ đại hội, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và xe giải quyết sự cố) hoạt động trên các tuyến đường: Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Bưởi (từ Cầu Giấy đến Đội Cấn), Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Điện Biên Phủ, Sơn Tây... (Xem thêm)

2020, Việt Nam “sẽ có khoảng 200 máy bay”

Theo dự thảo đề án tái cơ cấu vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 đang được Cục Hàng không xây dựng, Việt Nam đặt mục tiêu đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á về loại hình vận tải này vào năm 2020, với đội hình máy bay thương mại khoảng 190 - 210 chiếc.

Cụ thể, đề án đặt mục tiêu đến 2020, vận tải hành khách nội địa chiếm tỷ trọng 3,23%; vận tải hàng hóa nội địa chiếm khoảng 0,04% trong tổng thể ngành giao thông vận tải; tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế đối với hàng không Việt Nam lên 45,9%; qua đó đưa thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN.

Cũng lấy mốc 2020, ngành hàng không đặt mục tiêu vận tải hàng không trở thành loại hình giao thông phổ biến, theo đó sẽ có hoạt động khai thác quốc tế thường lệ đến toàn bộ các cảng hàng không quốc tế được công bố; tăng tần suất các trên các đường bay hiện tại đến toàn bộ các cảng hàng không nội địa với tối thiểu 7 chuyến/tuần. (Xem thêm)

‘Sao’ trốn thuế, công khai được không?

Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM năm 2014, cơ quan thuế có mời bảy cá nhân văn nghệ sĩ đến làm việc để xác định lại các khoản thu nhập, số thuế đúng và đủ, sau đó truy thu được 4,4 tỉ đồng. Cơ quan thuế cho biết nhiều ca sĩ, “sao”, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp (DN) có nợ thuế, thiếu thuế và cơ quan này đang đôn đốc thì thu thuế đúng và đủ.

Gần như cứ đến hạn quyết toán thuế vào tháng 3 hằng năm, cơ quan thuế có thông tin “sẽ công khai danh tính các “sao” nợ thuế, trốn thuế”. Thế nhưng nhiều năm qua chưa cái tên nào được đưa ra. Vì sao? (Xem thêm)

>>>Thời sự 24h: Hà Nội họp báo về dự án thay mới 6.700 cây xanh

Hồng Vân

Hồng Cúc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên