MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời sự 24h: Trả lương phép năm chưa nghỉ được tính như thế nào?

27-04-2015 - 21:19 PM | Xã hội

Bộ LĐTB&XH đã ban hành Công văn 1287/LĐTBXH-LĐTL năm 2015, hướng dẫn tính trả lương phép năm chưa nghỉ. Những người lao động có ngày phép chưa nghỉ trong năm sẽ được người sử dụng lao động tính trả lương những ngày đó.

Thủ tướng dự phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 26

Sáng 27/4, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur ở Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 với chủ đề “Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta”.

Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm Malaysia đảm trách cương vị Chủ tịch ASEAN 2015 với nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của ASEAN, nhất là dấu mốc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak khẳng định: 2015 sẽ ghi dấu mốc lịch sử của ASEAN khi nỗ lực xây dựng cộng đồng của các quốc gia thành viên sẽ trở thành hiện thực vào cuối năm nay. (Xem thêm)

Trả lương phép năm chưa nghỉ được tính như thế nào?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 1287/LĐTBXH-LĐTL năm 2015, hướng dẫn tính trả lương phép năm chưa nghỉ.

Cách tính bằng bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả tiền chưa nghỉ phép hàng năm chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề trước thời điểm tính, nhân với số ngày chưa nghỉ.

Đối với phép năm trong thời gian thử việc: Một số doanh nghiệp có quy định về thời gian nghỉ phép tương ứng với nhân viên thử việc, nếu sau khi kết thúc thử việc, ký hợp đồng lao động thì được tính vào ngày nghỉ phép năm. Nếu không ký hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải thanh toán tiền cho nhân viên thử việc những ngày chưa nghỉ phép tương ứng theo quy định. (Xem thêm)

Nhiều ưu đãi cho người nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 20 năm trở lên.

Trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật BHXH năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014; được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ BHXH. (Xem thêm)

Khảo sát dịch vụ dọn đường để tăng cước 3G?

Kết quả khảo sát về dịch vụ 3G vừa công bố được xem như là sự dọn đường cho các nhà mạng tăng cước 3G. Tuy nhiên, kết quả này bị cho rằng không phản ánh đúng thực tế.

Theo khảo sát do báo Bưu Điện VN và Công ty nghiên cứu thị trường GFK thực hiện, nhìn chung người sử dụng dịch vụ 3G không có sự phàn nàn nào đáng kể về mức cước hiện tại. Cụ thể, 84% cho rằng chất lượng dịch vụ tương xứng với giá cước, 55% đánh giá mức cước chấp nhận được.

Trong trường hợp giả định tăng giá cước, kết quả khảo sát cho biết chỉ có 8% không chấp nhận tăng giá. Nếu tăng giá, 82% vẫn duy trì dịch vụ nếu mức tăng dưới 5%. Với mức tăng 5-10%, 59% người dùng sẽ chuyển qua gói cước rẻ hơn. (Xem thêm)

Lại sập giàn giáo tại Formosa, 1 công nhân tử vong

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngày 26/4, đoàn công tác của sở đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn sập giàn giáo làm 1 công nhân tử nạn xảy ra vào tối 25/4 tại dự án Formosa, Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Nạn nhân trong vụ sập giàn giáo là anh Trần Hữu Dũng (SN 1989, ngụ xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), công nhân làm việc tại một công trình thuộc dự án Formosa. Ngày 26/4, thi thể anh Dũng đã được bàn giao cho gia đình mai táng.

Trước đó, ngày 19/1, tại Công ty Posco 2 thuộc dự án Formosa cũng đã xảy ra vụ sập công trình khiến 1 công nhân chết, 1 người bị thương. (Xem thêm)

21 ngành nghề chưa có điều kiện kinh doanh: Mang thai hộ - ai cấp phép?

Từ 1/7, người dân sẽ được kinh doanh hàng loạt ngành nghề mới như: Dịch vụ đặt cược; kinh doanh thiết bị phá sóng di động; mang thai hộ; vận chuyển vật liệu phóng xạ...

Nhưng tới nay, điều kiện cho những lĩnh vực này chưa có, khiến các cơ quan quản lý và cấp phép kinh doanh lúng túng không biết tạm dừng hay cấp phép không cần điều kiện.

Dù Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực từ 1/1/2015 và đã cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nhưng tới nay, cũng chưa có văn bản quy định cụ thể điều kiện để được thực hiện ngành kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. (Xem thêm)

>>>Thời sự 24h: Hà Nội không có cán bộ nào vi phạm kê khai tài sản, thu nhập

Hồng Vân

Hồng Cúc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên