MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời sự 24h: Vì sao chi phí đi lại của người Việt cao nhất thế giới?

14-11-2014 - 22:30 PM | Xã hội

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô cho rằng "Ngoài các chi phí chính thức như xăng dầu, nhân công khấu hao xe, giá cước vận tải ở nước ta cao, vì “phải chịu những chi phí rất lớn mà không thể nói ra được..”

Chi phí đi lại của người Việt cao nhất thế giới

Tại cuộc tọa đàm về giá cước vận tải chiều 13/11, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra những số liệu và nhận định bất ngờ: Giá cước vận tải của Việt Nam trung bình là 0,148 USD/tấn/km, thuộc diện thấp; trong khi đó, giá cước của Hàn Quốc là 0,766 USD/tấn/km.

Tuy nhiên, nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người thì cước vận tải ở VN cao gấp 3 lần Hàn Quốc. Ông Hùng dẫn ra nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chi phí vận tải ở VN chiếm 11,8% GDP; trong khi đó, Mỹ dưới 4,5%, Singapore 4,8%, EU 5,8%, Nhật 6%. “Nước ta nghèo nhưng chi phí vận tải quá cao. Nếu giảm được chi phí vận tải sẽ bớt gánh nặng cho sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội” - ông Hùng nói. (Xem them)

Quốc hội thông qua danh sách 50 chức danh lấy phiếu tín nhiệm

Sáng 14-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, sẽ được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 15/11.

Danh sách này bao gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. (Xem them)

35 đại biểu muốn Quốc hội quyết ngay chủ trương Long Thành

Chiều 14/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành.Với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 7,8 tỷ USD và nếu hoàn thành cả ba giai đoạn là 17,8 tỷ USD, siêu dự án này đang là tâm điểm quan tâm của dư luận.

Kết quả thảo luận tổ của các vị đại biểu Quốc hội cũng cho thấy còn rất nhiều quan điểm khác nhau từ chủ trương cho đến các vấn đề cụ thể của dự án.

Báo cáo tổng hợp về phiên thảo luận này cho thấy, có đến 35 ý kiến đề nghị Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án ngay tại kỳ họp thứ 8 để Chính phủ tiến hành lập báo cáo khả thi dự án trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Cho dù theo quy trình, thì tại kỳ họp này Quốc hội mới chỉ thảo luận, chứ chưa quyết định chủ trương. (Xem them)

Thừa Thiên-Huế lại xảy ra động đất 3,3 độ Richter tại A Lưới

Theo thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), vào lúc 20 giờ 19 phút 54 giây ngày 13/11, một trận động đất có độ lớn 3,3 độ Richter đã xảy ra tại khu vực huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Trận động đất này xảy ra tại vị trí có tọa độ (16,189 độ vĩ Bắc, 107,270 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8,4 km.

Hiện tại, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này. (Xem them)

Vạch trần cây xăng lừa đảo ở Kiên Giang

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang vừa vạch trần chiêu trò lừa đảo khách hàng của cửa hàng xăng dầu Tâm Hùng 3, Kiên Giang.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra thực nghiệm cửa hàng xăng dầu Tâm Hùng 3, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang với 3 bình chuyên dụng: 1 lít, 2 lít, 5 lít. Kết quả cho thấy, sau 3 lần đổ xăng, không bình nào nhận đủ số xăng theo quy định.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định cửa hàng có dấu hiệu đổ thiếu xăng. Trong khi đó, bản thân chủ doanh nghiệp cam đoan không có bất cứ hành vi gian lận nào. (Xem them)

Nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines lãnh án 30 năm tù

Sau 3 ngày mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tham ô tài sản tại Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines khi sửa chữa chiếc ụ nổi 83M ở Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, tỉnh Khánh Hòa, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chính thức tuyên án bị cáo:

Trần Hải Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines mức án 30 năm tù; bị cáo Trần Văn Quang, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines mức án 18 năm tù; Trần Bá Hùng, nguyên Phó Trưởng bộ phận chế tạo vỏ tàu Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin mức án 17 năm tù và Phạm Bá Giáp, nguyên Giám đốc Công ty Nguyên Ân mức án 15 năm tù. 4 bị cáo chính thức thụ án từ ngày 6/12/2014.

Ngoài ra, 4 bị cáo phải bồi thường tổng cộng số tiền tham ô là 3 tỷ 316 triệu đồng cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines và không được đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị sau 5 năm kể từ ngày ra tù. (Xem them)

Hồng Vân (Tổng hợp)

cucpth

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên