“Tiền ít thì không thể ăn tiêu vô kế hoạch”
“Ta phải biết có được bao nhiêu tiền, từ đó lượng hóa để làm trên số tiền đó chứ không phải năm nay dự toán, năm sau có tiền rồi hy vọng có nhiều tiền hơn. Tiền ít thì không thể ăn tiêu vô kế hoạch” - ĐBQH Mai Xuân Hùng nhận định.
- 05-04-2016Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Đừng lo ngân sách bị sốc vì nợ công
- 03-04-2016Ngân sách khó khăn thì giảm chi chứ ai lại tăng thu
- 29-03-2016Đại biểu Quốc hội: Bội chi ngân sách, ai chịu trách nhiệm?
- 28-03-2016Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: 'Ngân sách địa phương quản lý, tôi rất lo'
Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Mai Xuân Hùng (Hậu Giang) – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế chia sẻ với báo chí về kế hoạch sử dụng chi tiêu ngân sách quốc gia thời gian tới trong bối cảnh nợ công sát trần, nợ Chính phủ vượt trần cho phép...
Thưa ông, đánh giá việc thực hiện kinh tế xã hội 5 năm qua, nhiều ý kiến lo lắng khi bội chi ngân sách đang tăng rất cao. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đại biểu Mai Xuân Hùng: Hiện nay, nhiều nước nợ trên 100% GDP. Còn đối với Việt Nam vẫn là nước nghèo, nhưng hiện nợ công đã gần sát ngưỡng trần 65% GDP. Bên cạnh đó ta còn tiêu chí, vừa dựa trên GDP, vừa dựa trên nguồn thu để khóa tỷ lệ đó.
Tôi vẫn giữ quan điểm trong điều kiện hội nhập, nếu không có nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ không hội nhập được. Không thể nói là vì tôi nghèo nên không làm đường mở cửa cho anh vào được. Như vậy, rõ ràng vấn đề quan trọng, đặt ra kế hoạch thực hiện là bội chi năm nay đặt ra là 5% thì phải thực hiện đúng là 5%.
Còn vai trò của Quốc hội trong thời gian tới là làm sao giám sát nguồn vốn này. Luật Đầu tư công đã khẳng định được vị thế đó rồi. Nếu như ta đọc kỹ sẽ thấy toàn bộ việc tái cơ cấu nằm trọn trong luật này.
- Nhưng có mâu thuẫn hay không khi chúng ta vừa muốn giảm bội chi, vừa muốn tăng đầu tư để phát triển?
Đại biểu Mai Xuân Hùng: Vấn đề này không có mâu thuẫn vì nếu kế hoạch trước kia ta cần làm cây cầu dự kiến là 1.000 tỷ đồng nhưng đến khi sắp hoàn thành số vốn đội lên mức 1.500 tỷ đồng. Vậy tại sao lại có vấn đề này? Vì ngày đó Luật Đầu tư công chưa đề cập đến nhưng bây giờ, trong luật đã cho phép có thể là 1.000-1.100 tỷ đồng, tức là có dung sai trong khoảng 5%.
Ta không chủ động được nguồn lực vì các dự án ta làm không đúng, sau đó tăng vốn, đội vốn. Có thể thấy, bắt đầu từ những việc đó, từ khi đưa dự án vào phải tính được dự toán cụ thể. Bên cạnh dó phải quản lý tốt các dự án đó. Tức là ta phải biết có được bao nhiêu tiền, từ đó lượng hóa để làm trên số tiền đó chứ không phải năm nay dự toán, năm sau có tiền rồi hy vọng có nhiều tiền hơn. Tiền ít thì không thể ăn tiêu vô kế hoạch, mà phải có kế hoạch cụ thể.
- Chúng ta vừa muốn giảm bội chi, giảm nợ công nhưng vẫn cần vốn, tức là cần nguồn vốn xã hội hóa. Như chuyện cổ phần hóa sân bay nội bài, cảng Hải Phòng… rồi tăng phí. Theo ông, tại sao có vấn đề đó?
Đại biểu Mai Xuân Hùng: Không phải mang xã hội hóa khai thác con đường này, sân bay kia là xã hội có quyền định giá. Phải cho một cái khung tiêu chí về giá. Tôi lấy ví dụ trong bao nhiêu năm không được tăng giá và nếu được tăng giá thì chỉ ở mức bao nhiêu %, cũng như tăng trong trường hợp nào? Việc đó đang trong quá trình và chưa thành hiện thực.
Tuy nhiên, một con đường muốn đi được, muốn được hưởng dịch vụ trọn vẹn, phí sẽ cao, nhưng cao ở mức độ nào, vai trò của Quốc hội, Chính phủ và Nhà nước là quan trọng.
- Năm 2015, bội chi là 6,11% thay vì 5% như Quốc hội thông qua. Giải thích vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng do CPI tăng chậm, chỉ tăng 0,6% thay vì 5%. Nếu giai đoạn tới CPI vẫn tăng thấp vì ta đặt mục tiêu tăng 5%, thì GDP giảm xuống, bội chi tăng thêm, tức là ta vẫn phải làm sao đảm bảo GDP tăng cao để mức bội chi ở mức thấp. Vậy chúng ta phải làm sao để đạt được mục tiêu này, thưa ông?
Đại biểu Mai Xuân Hùng: Đó là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nhưng vấn đề lớn hơn, để định đoạt nền kinh tế, nếu không cầm được chi phí về tài chính, bội chi tăng lên thì cũng không được. Cho nên nếu tiền ít, ăn tiêu vô kế hoạch thì rõ ràng là không được và phải có kế hoạch thật rõ ràng, ba mặt một lời, giải quyết bằng Luật Đầu tư công sẽ rõ ràng.
Thứ hai, dự toán cho các công trình tiến tới mức chuẩn mới chủ động được. Lỗi của ta là lỗi hệ thống bởi dự toán sai. Cho nên nếu tăng 5%, 10% còn chịu được chứ 50 hay 70% thì sẽ không chịu được.
Infonet