MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời tiết nóng đỉnh điểm, lưu lại mẹo dùng tủ lạnh để tiền điện không tăng chóng mặt

14-06-2023 - 08:34 AM | Sống

Thời tiết nóng đỉnh điểm, lưu lại mẹo dùng tủ lạnh để tiền điện không tăng chóng mặt

Tủ lạnh phải sử dụng quanh năm nhưng đến mùa hè sẽ tiêu tốn thêm rất nhiều điện năng. Để tiết kiệm chi phí, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây.

Tủ lạnh phải sử dụng quanh năm nhưng đến mùa hè sẽ tiêu tốn thêm rất nhiều điện năng. Để tiết kiệm chi phí, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây.

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong các gia đình hiện nay với công dụng chính là bảo thực phẩm. Trong nhịp sống vội vã, nhiều người chọn cách đi siêu thị mua đồ ăn tích trữ cho 1 tuần để tiết kiệm thời gian mua sắm.

Tủ lạnh thường được sử dụng quanh năm. Đặc biệt vào mùa hè, chúng ta sử dụng thiết bị này nhiều hơn rõ rệt. Song song với việc đó là hóa đơn tiền điện cũng tăng lên đột biến. Để tiết kiệm năng lượng, tăng tuổi thọ cho tủ lạnh, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây. Những mẹo này không chỉ giúp bạn tiết kiệm hóa đơn tiền điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta:

1. Chọn hoặc nâng cấp lên dòng tiết kiệm năng lượng

Trước đây, các thiết bị điện tử nhìn chung tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cải tiến không ngừng. Kết quả là những mẫu tủ lạnh hiện nay đã được nâng cấp cả về ngoại hình lẫn hiệu năng và khả năng tiết kiệm điện.

Mẫu tủ lạnh ra đời cách đây 5 hoặc 10 năm có thể tiêu tốn gấp đôi điện năng so với hiện nay. Nếu chiếc tủ của bạn đã được sử dụng nhiều năm, rất có thể bạn nên cân nhắc đến việc thay thế bằng dòng mới giúp tiết kiệm năng lượng hơn.

Khi cân nhắc mua một chiếc tủ lạnh mới, hãy chú ý đến các tính năng vật lý cũng như công nghệ của nó. Các mẫu tủ đông, ngăn đá không bị đóng băng thường tiết kiệm năng lượng hơn dòng khác.

2. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát

Vị trí của tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của nó. Hãy đảm bảo rằng chiếc tủ được đặt xa các nguồn nhiệt như lò nướng và bộ tản nhiệt. Đồng thời, bạn cũng nên để tủ ở vị trí tránh ánh nắng trực tiếp.

Khi đặt tủ, bạn nên để thừa ra ít nhất 5cm không gian trống xung quanh các cạnh bên, mặt sau và mặt trên để thông gió. Nếu không có khe hở không khí này, tủ của bạn sẽ không thể thoát nhiệt từ máy nén. Điều này làm cho tủ lạnh của bạn nóng lên, cản trở hoạt động bình thường và giảm tuổi thọ sử dụng.

3. Đóng cửa tủ cẩn thận sau mỗi lần sử dụng

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ hoặc do một chút bất cẩn của người lớn dẫn đến việc cửa tủ không được đóng chặt. Điều này khiến khí mát thoát ra ngoài và thay vào đó là luồng khí nóng hơn ở bên ngoài xâm nhập vào trong.

Để duy trì nhiệt độ bình thường, thiết bị sẽ tăng tốc độ làm mát từ đó dẫn đến việc tiêu tốn điện năng. Muốn giảm thiểu tình trạng này, bạn nên hạn chế mở cửa tủ lạnh, không nên mở quá lâu đồng thời đóng cẩn thận để giảm bớt gánh nặng cho thiết bị.

Thời tiết nóng đỉnh điểm, lưu lại mẹo dùng tủ lạnh để tiền điện không tăng chóng mặt - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

4. Giữ tủ lạnh luôn ngăn nắp

Nhiều người muốn tiết kiệm điện năng nhưng lại thường bỏ qua bước này. Lý do là vì họ cho rằng việc đặt các thực phẩm trong tủ như thế nào không ảnh hưởng đến quá trình làm mát của tủ.

Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia, bạn càng dành ít thời gian lục tìm thức ăn khi cửa tủ lạnh đang mở, thì dàn ngưng tụ càng ít phải hoạt động để duy trì nhiệt độ. Thêm vào đó, nếu bạn sắp xếp tủ lạnh đúng cách, thực phẩm cũng sẽ giữ được lâu hơn.

5. Duy trì lượng thực phẩm cố định

Khi tủ lạnh đầy, sẽ có ít không gian trống. Vì vậy, tủ sẽ được giảm tải, không phải làm việc quá vất vả giúp tiết kiệm điện năng.

Khi tủ có nhiều đồ, các vật phẩm sẽ giúp giữ mát cho nhau. Bạn có thể để duy trì lượng thực phẩm ở trong tủ ít nhất 2/3 không gian. Nếu tủ lạnh của bạn quá lớn, hãy thêm bình nước ở cả hai ngăn.

Mặt khác, chúng ta cũng không nên để quá nhiều đồ để duy trì sự lưu thông của luồng không khí bên trong. Ngoài ra, hãy để ý các lỗ thông hơi và đảm bảo chúng không bị che lấp để tủ lạnh hoạt động hiệu quả nhất.

6. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng hộp đựng trong tủ lạnh để bảo quản tất cả thực phẩm. Hộp thủy tinh tốt hơn hộp nhựa vì thủy tinh hấp thụ và giữ lạnh tốt hơn. Hơi ẩm từ thức ăn sẽ khiến nhiệt độ bên trong khó ổn định. Vì vậy, chúng ta nên đậy thức ăn và chất lỏng cẩn thận để tránh động cơ tủ phải hoạt động quá mức.

7. Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ làm tăng nhiệt độ không khí bên trong, do đó, thiết bị sẽ phải tăng công suất để duy trì nhiệt độ. Một số gia đình lo lắng nếu để thức ăn ra ngoài sẽ nhanh hỏng nhưng thực tế là nên thức ăn thừa đạt đến nhiệt độ phòng trước khi cho vào tủ lạnh là an toàn nhất.

Thời tiết nóng đỉnh điểm, lưu lại mẹo dùng tủ lạnh để tiền điện không tăng chóng mặt - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

8. Kiểm tra các miếng đệm thường xuyên

Các miếng đệm xung quanh cửa tủ lạnh là rào cản giữa không khí mát bên trong và không khí ấm bên ngoài. Khi miếng đệm có vấn đề, không khí ấm sẽ lọt vào tủ. Như đã đề cập ở trên, việc khí nóng bên ngoài tràn vào sẽ khiến tủ lạnh phải hoạt động nhiều hơn, tăng tiêu thụ điện năng.

Để ngăn ngừa tình trạng này, chúng ta nên để cửa sạch sẽ và thay thế chúng nếu nhận thấy bất kỳ vết nứt hoặc vết rách nào.

9. Vệ sinh định kỳ

Các cuộn dây ngưng tụ trên tủ lạnh của bạn rất quan trọng trong việc giữ cho nhiệt độ bên trong mát mẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng có thể tích tụ một lượng bụi nghiêm trọng nếu không được vệ sinh.

Khi được vệ sinh thường xuyên, chúng ta không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà còn có thể kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Bạn chỉ cần nhớ rút phích cắm của thiết bị khi làm sạch và sử dụng máy hút hoặc bàn chải để vệ sinh sạch sẽ nhất.

10. Theo dõi nhiệt độ thực tế bên trong tủ lạnh

Nhiệt độ bạn đặt tủ lạnh sẽ không trùng với nhiệt độ thực tế. Không khí bên trong tủ lạnh có thể ấm hơn một chút hoặc mát hơn một chút so với nhiệt độ hiển thị trên mặt đồng hồ. Nhiệt độ lý tưởng nằm trong khoảng từ 2,2 độ C đến 3,3 độ C. Nếu bạn sử dụng nhiệt kế đo và phát hiện con số nằm ngoài ngưỡng này thì nên điều chỉnh. Việc này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể.

11. Bật chế độ tiết kiệm năng lượng

Mặc dù không phải là một tính năng trên tất cả các tủ lạnh, nhưng nếu thiết bị của bạn có chế độ tiết kiệm điện hoặc chế độ nghỉ. Nếu tủ lạnh không phải đựng quá nhiều đồ, thì việc sử dụng chế độ tiết kiệm điện sẽ giảm tiêu thụ năng lượng.

Bằng cách làm theo những mẹo đơn giản này, bạn không chỉ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị mà còn kéo dài tuổi thọ của chiếc tủ lạnh, nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí có thể phát sinh.

Theo Beko

Thùy Anh

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên