Thời trang tái chế tạo ra hàng núi rác thải tại Kenya
Thời trang tái thế vô tình tạo ra vấn đề rác thải khác. Đây chính là tình trạng mà Kenya đang phải đối mặt.
- 18-10-2022Điều ít biết về nàng út thừa kế đế chế thời trang toàn cầu
- 18-09-2022Tuần lễ thời trang London tôn vinh Nữ hoàng - biểu tượng phong cách toàn cầu không ngại màu sắc
- 17-09-2022Coco Chanel: Từ cô bé mồ côi mẹ tới huyền thoại thời trang thế giới
- 05-09-2022Tất cả những bộ thời trang đẹp nhất từ Liên hoan phim Venice 2022
Tái chế được xem là xu hướng phát triển bền vững của thời trang. Nhờ thời trang tái chế mà thế giới cắt giảm được lượng rác lớn thải ra mỗi năm. Thế nhưng, nhiều sản phẩm quần áo đã qua sử dụng từ châu Âu, Mỹ và châu Á được đưa đến Đông Phi để tái chế lại trong tình trạng kém chất lượng đến mức không thể bán lại, và vòng đời của nó kết thúc ở bãi rác.
Chợ Gikomba ở Nairobi là trung tâm buôn bán quần áo cũ của Kenya. Nơi đây luôn tấp nập người mua tìm kiếm món hời từ các sản phẩm thời trang thương hiệu phương Tây được tái chế và bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ chi phí ban đầu. Những bao tải chứa đầy quần áo cũ này là nguồn mưu sinh của nhiều người dân Kenya.
Anh John Mwangi - Tiểu thương, thành phố Nairobi, Kenya cho biết: "Công việc bán quần áo cũ giúp tôi lo được các nhu cầu hàng ngày của mình. Ngoài nó ra thì tôi không biết buôn bán gì khác, tôi chẳng còn biết làm gì".
Thế nhưng không phải sản phẩm quần áo cũ nào cũng có thể bán được. Những chiếc chất lượng quá kém, không thể tái sử dụng sẽ bị đem đốt hoặc vứt bỏ. Ước tính, 30-40% lượng quần áo cũ nhập khẩu vào Kenya kết thúc vòng đời ở bãi rác. Cứ như vậy, những bãi rác thời trang tái chế lại bắt đầu hình thành. Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace thậm chí đã nhận định, đây là món quà bị nhiễm độc.
Bà Janet Chemitei - Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace nói: "Loại vải mà họ sử dụng để may nên những bộ quần áo này là sợi tổng hợp, mà sợi tổng hợp lại được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Điều này về lâu về dài gây hại cho môi trường. Các thương hiệu cần phải có trách nhiệm và ngừng sản xuất thời trang nhanh".
Theo Greenpeace, các quốc gia giàu có hơn đang sử dụng các quốc gia như Kenya làm bãi xử lý rác cho những loại rác thải dệt may mà họ không thể tự tái chế. Dù tại Kenya đã có một số công ty chuyên về tái chế, tuy nhiên các nhà môi trường học lo ngại rằng, với tình trạng rác thải dệt may hiện tại, vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn tại Kenya.
VTV