MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thông minh là tốt nhưng kiểu người phải giao việc mới làm này chỉ có thể "đứng ngoài cuộc đua", thành công không nổi!

09-01-2019 - 11:00 AM | Sống

Chỉ thông minh thôi có đủ để làm nên việc lớn?

Công ty giống như một chiến trường với bao sự cạnh tranh khốc liệt. Bất cứ nhân viên văn phòng nào cũng có cuộc chiến riêng của mình nếu muốn nhanh chóng thăng tiến. Họ phải thể hiện nhiều khả năng và tầm nhìn sâu sắc hơn người khác mới mong phát triển cao lên. Nếu đi làm mà chỉ muốn việc ít hơn, thảnh thơi hơn thì sao có thể trở nên nổi bật xuất sắc trong số vô vàn nhân viên còn lại? Người thông minh thường hoàn thành tốt công việc của mình nhưng đa số đều là công việc được giao cụ thể chứ không xung phong ôm đồm việc nọ việc kia vì họ phân chia rạch ròi lợi ích, phận sự của mình với người khác.

Sống và làm việc trong một tập thể, trở thành một người thông minh, đặc biệt là thông minh một mình, là không bao giờ đủ và rất khó để tồn tại. Ba điểm sau đây giải thích tại sao có người dù thông minh vẫn không thể thành công nổi mà phải "đứng ngoài cuộc đua".

1. Trong công việc thực tế, tính cơ động quan trọng hơn thông minh

Nhiều người nghĩ rằng bản thân mình thông minh và nhanh trí hơn người thường vì họ có thể hiểu mọi thứ nhanh chóng. Họ cũng thường có mong muốn thể hiện sự thông minh của mình khi tỏ ra có hiểu biết hay muốn chỉ đạo người khác. Nếu đôi khi họ đóng góp những ý tưởng mới lạ của mình nghĩ ra, thậm chí ý tưởng đó có thể giúp người khác thành công.

Tuy nhiên, kiểu người này dù thông minh nhưng lại có năng lực hành động không cao. Thay vì bắt tay vào việc luôn, họ thường cân đong đo đếm rất kỹ càng về một chuyện trước khi làm và cho rằng mình đã hiểu rất rõ về nó, sau đó mới miễn cưỡng cân nhắc, lựa chọn hành động thiết thực tối ưu nhất cho mình. Nhưng cuối cùng thì suy nghĩ là một chuyện, bắt tay vào làm ra thành quả như thế nào lại là chuyện khác hoàn toàn.

Ngoài ra, những người thông minh cũng rất giỏi tự tìm lý do khác nhau để giải thích cho mình, và đôi khi là bao biện trong tiềm thức của họ. Nếu đã tính rất nhiều để rồi cuối cùng phải nhận kết quả trống rỗng, họ rất dễ nhạy cảm với thất bại và không muốn tự nhận trách nhiệm hay lỗi lầm về mình.

Trong xã hội ngoài kia, rất nhiều người không đủ thông minh để tự mình thành công nhưng sự cơ động linh hoạt vẫn giúp họ biết cách tìm đường tới đích đến thuận lợi và nhanh chóng. Họ chịu bỏ ra số tiền không nhỏ để thuê chính những người thông minh về làm việc cho mình.

Thông minh là tốt nhưng kiểu người phải giao việc mới làm này chỉ có thể đứng ngoài cuộc đua, thành công không nổi! - Ảnh 1.

2. IQ cao là chưa đủ, bạn còn cần cả EQ nữa

Đôi khi người thông minh vượt trội thường có khả năng thích nghi với môi trường xã hội rất kém. Ví dụ như trong một đơn vị, nếu bạn rất thông minh và có khả năng làm việc đặc biệt xuất sắc, bạn sẽ nổi trội hơn tất cả mọi người. Nhưng chính sự nổi bật đó lại khiến mọi người không muốn chung đụng cùng bạn và bản thân bạn cũng không biết làm thế nào để hòa nhập với tập thể công ty. Tinh thần làm việc của cả công ty giống như chiếc xích được liên kết chặt chẽ với nhau và bạn là mắt xích duy nhất bị đứt. Đến cuối cùng, người bị buộc phải rời đi vẫn là chính bạn, cho dù bạn có tài năng thế nào đi nữa. Đây là điển hình của việc EQ thấp khi không biết đạo đối nhân xử thế ở nơi làm việc.

3. Đừng chỉ thông minh, phải thông minh hơn nữa.

Một số người rất thông minh nhưng họ mắc bệnh chung của rất nhiều người khác là quá tỉ mẩn và kỹ càng. Khi họ suy nghĩ nhiều hơn, họ sẽ chú ý tới sự đánh đổi giữa ưu và nhược điểm nhiều hơn nữa. Vì vậy, hiệu suất của họ bị giảm xuống, có khi còn thấp hơn những người dám nghĩ dám làm và biết hành động ngay.

Khi suy nghĩ, phân tích, phán đoán rất nhiều lần rồi mới hành động, họ thường tập trung đánh giá và cân nhắc về những lợi ích và mất mát mà mình có thể phải đối mặt trong cả ngắn hạn và dài hạn. Họ thích đi tắt đón đầu cũng như giảm thiểu tối đa những khó khăn, trắc trở trong tương lai. Tuy nhiên, không có những khó khăn trắc trở ấy, họ sẽ thiếu đi rất nhiều kinh nghiệm và cơ hội thử thách, phát triển bản thân để đạt được thành công xa hơn.

Thông minh là tốt nhưng kiểu người phải giao việc mới làm này chỉ có thể đứng ngoài cuộc đua, thành công không nổi! - Ảnh 2.

Không ngừng tiến bộ để bắt kịp thời đại.

Giữa thời đại số không ngừng chuyển động và thay đổi với tốc độ chóng mặt như ngày nay, không có ai là người tốt nhất mà núi cao còn có núi cao hơn, đừng tự thỏa mãn chính mình với những hiểu biết của bản thân. Bạn phải tiếp tục phát triển hơn nữa, thông minh hơn và hơn nữa. Khi cạnh tranh trong công việc ngày càng khốc liệt, chúng ta phải có tinh thần thép ấy mới có thể theo kịp thời đại và học cách thích nghi.

Làm tốt ở hiện tại chưa đủ, bạn phải giỏi cả trong tương lai nếu không muốn chỉ trở thành "lịch sử".

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên