Thông tin mới nhất về việc hợp tác tìm kiếm CASA 212 và SU30 MK2
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm thông tin về kết quả tìm kiếm cứu nạn đội bay và máy bay CASA 212; tìm kiếm máy bay SU 30 MK2.
- 21-06-2016Thêm thiết bị dò tìm hộp đen máy bay CASA 212
- 20-06-2016Tìm kiếm máy bay CASA 212 và Su30-MK2: Tiếp tục phát hiện vật thể ở độ sâu 60m
- 19-06-2016Huy động 8 tỉnh thành tìm kiếm phi công, máy bay mất tích
Phóng viên chương trình phát thanh Quân đội nhân dân phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm – Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam về kết quả tìm kiếm cứu nạn đội bay và máy bay CASA 212; tìm kiếm máy bay SU 30 MK2, đồng thời tăng cường hợp tác giữa hai lực lượng cứu hộ, cứu nạn của hai lực lượng cứu hộ cứu nạn của Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển máy bay 212 gặp nạn.
- Thưa ông, ông có thể chia sẻ về những thông tin mới nhất trong tìm kiếm cứu nạn phi công của máy bay CASA 212 cũng như máy bay SU 30 MK2?
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm: Chúng tôi đã thường xuyên thông báo về tính khẩn trương, chủ động của các lực lượng trên biển trong điều kiện thời tiết, sóng gió cấp 5 – cấp 6, nhưng cả hai khu vực các lực lượng được Ban chỉ đạo chỉ đạo tích cực, khẩn trương và tích cực chủ động chạy đua với thời gian; mở rộng phạm vi tìm kiếm. Các lực lượng áp dụng các biện pháp kỹ thuật.
Nhưng điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng tới việc chúng ta áp dụng một số kỹ thuật liên quan đến từ trường, siêu âm để chúng ta phát hiện.
Tôi thấy, không khí khẩn trương, tích cực được mỗi cán bộ, chiến sĩ trên biển quán triệt và triển khai.
PV: Máy bay CASA 212 gặp nạn ở khu vực đường phân định Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy thì hiện nay phía Trung Quốc đã hỗ trợ chúng ta trong công tác tìm kiếm cứu nạn như thế nào? Và cơ sở của việc hỗ trợ này là gì?
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm: Khu vực chúng ta mất tín hiệu máy bay CASA 212 đúng là sát với đường phân định ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Việc tai nạn trên biển ảnh hưởng do thủy triều, gió… do vậy khả năng trôi dạt của những vật thể, tình huống khó lường thường xảy ra. Do vậy việc chúng ta sang vùng nước của Trung Quốc, phía Đông đường phân định hay chúng ta mở rộng là cần thiết. Do vậy, ngay sau khi vụ việc xảy ra thì Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Quốc gia đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc thông báo tình hình, đề nghị phía Trung Quốc có những hoạt động và có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả tìm kiếm trên biển.
Ngay tối 16/6, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hà Nội đã trực tiếp gặp Đại sứ quán Trung Quốc để thông báo tình hình, đề nghị phía Trung Quốc tạo mọi điều kiện để phía Việt Nam tìm kiếm nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khi đồng chí Thứ trưởng thông báo cho Đại sứ Quán Trung Quốc thì Đại sứ Trung Quốc đã rất chia sẻ vấn đề này và cũng nêu vấn đề sẽ tạo mọi điều kiện để cho các tàu Việt Nam sang phía Đông của đường phân định và sẵn sàng hỗ trợ những biện pháp hiệu quả, tích cực để giúp việc tìm kiếm này nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đặc biệt, sau khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thông báo, đồng chí phi công bị nạn lần này là một trong những phi công rất chủ động, trực tiếp tham gia tìm kiếm MH370 thì Đại sứ Trung Quốc rất cảm động và cho rằng chính những thông tin này khiến Trung Quốc càng phải tích cực hơn, hứa là sẽ nhanh chóng tìm, chia sẻ những thông tin cần thiết nếu như họ phát hiện được. Đồng thời, họ cử những lực lượng, phương tiện ra những khu vực mà chúng ta khả nghi máy bay rơi để phối hợp cung cấp thông tin cho phía Việt Nam.
Trên thực tế, ngay trong tối 16/6, phía Trung Quốc đã cử 2 tàu cảnh sát biển và 1 tàu Hải tuần 101 ra khu vực. Và những ngày gần đây Trung Quốc đã sử dụng máy bay thám tuần chấp pháp của Trung Quốc và 8 tàu ngư dân để họ cùng nhau xác định và tìm kiếm ở phía vùng biển Trung Quốc mà tiếp giáp với vùng phân định của chúng ta. Tôi nghĩ, vấn đề tai nạn trên biển là tình huống hết sức phức tạp mà nước nào cũng thế thôi cũng đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để công tác tìm kiếm đảm bảo nhất, hiệu quả nhất. Còn tình hình phát triển đến đâu thì chúng ta tiếp tục phát triển hợp tác đến đó để nâng cao hiệu quả tìm kiếm, đáp ứng mong mỏi.
PV: Việc hợp tác theo thông lệ quốc tế là theo tinh thần chung của hai nước, thưa ông?
Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm: Sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng phải nói rõ là hiện nay là các lực lượng Trung Quốc tìm kiếm ở phía vùng biển của Trung Quốc và việc hợp tác này trên tinh thần Công ước luật biển, những quốc gia ven biển có trách nhiệm của mình; thứ hai trong quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện như thế này, những hoạt động như thế này mang tính tự giác, luôn phải hỗ trợ nhau, ví dụ như tìm kiếm MH370 như là trách nhiệm của quốc gia và cũng góp phần phát triển quan hệ giữa các nước.
PV: Xin cảm ơn ông!
Chương trình PT Quân đội nhân dân/VOV