Thử nghiệm thuốc mới, 100% bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia khỏi bệnh
Toàn bộ 12 bệnh nhân ung thư trực tràng đã khỏi hoàn toàn sau khi được thử nghiệm với thuốc điều trị ung thư mới.
- 09-06-2022WHO xếp hạng 5 thói quen giúp nam giới kéo dài tuổi thọ, bất ngờ nhất là cái đầu tiên
- 09-06-20227 món "rẻ bèo" mà não thích nhất, phụ nữ ăn nhiều sẽ ngày càng trẻ trung, minh mẫn
- 08-06-20222 thói quen xấu vào mùa hè mà nhiều người mắc phải có thể hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thậm chí gây đột tử
Thuốc điều trị ung thư mới có tên Dostarlimab của công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline. Thuốc Dostarlimab có giá khoảng 11.000 USD/liều và được dùng cho bệnh nhân 3 tuần một lần trong 6 tháng.
Cuộc thử nghiệm do Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York - Mỹ thực hiện. Kết quả cho thấy bệnh ung thư của họ thuyên giảm sau khi được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch thử nghiệm. Kết quả được các nhà nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 5-6.
"Tôi đang chuẩn bị đến Manhattan trong nhiều tuần để xạ trị thì nhận được kết quả từ Memorial Sloan Kettering thông báo mình đã khỏi ung thư" - cô Sascha Roth, một trong 12 bệnh nhân tham gia cuộc thử nghiệm, hồi hởi chia sẻ với tờ New York Times - "Tôi đã đem tin vui báo cho gia đình mình nhưng họ không tin".
Thuốc thử nghiệm điều trị ung thư Dostarlimab. Ảnh: GlaxoSmithKline
Tin vui cũng đến với 11 bệnh nhân khác tham gia thử nghiệm. Căn bệnh ung thư quái ác dường như đã biến mất ở tất cả mọi người. Hiện không thể phát hiện ra bằng cách khám sức khỏe, nội soi, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
"Tôi không biết nghiên cứu nào khác về phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ung thư ở mọi bệnh nhân. Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử bệnh ung thư" - Tiến sĩ Louis A. Diaz Jr. Thuộc Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering nói với tờ New York Times.
Tất cả 12 bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều bị ung thư trực tràng tiến triển cục bộ, tức các khối u đã di căn trong trực tràng. Thậm chí, có khi đã đến các hạch bạch huyết nhưng chưa đến các cơ quan khác - cũng như khối u có đột biến gien hiếm gặp được gọi là thiếu hụt sửa chữa không phù hợp (MMRd).
Theo giải thích của cộng tác viên y tế CBS News David Agus, loại thuốc nói trên hoạt động bằng cách làm lộ rõ các tế bào ung thư để hệ miễn dịch có thể xác định và tiêu diệt chúng. "Phương pháp điều trị mới này là một loại liệu pháp miễn dịch - phương pháp điều trị chặn tín hiệu ‘đừng ăn tôi’ trên các tế bào ung thư, nhờ đó hệ miễn dịch có thể loại bỏ chúng" - ông David Agus nhấn mạnh.
Bệnh nhân tham gia thử nghiệm điều trị ung thư trực tràng không còn cần đến hoá trị. Ảnh: AP
Các bệnh nhân thử nghiệm tiếp tục không có dấu hiệu ung thư ngay cả sau 6 tháng theo dõi trở lên. Điều này có nghĩa họ không còn cần đến các phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Họ hiện đã không còn ung thư trong vòng từ 6-25 tháng sau khi thử nghiệm kết thúc.
Cũng không có bệnh nhân nào chịu bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc - khác với khi họ phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Được khích lệ bởi sự thành công trên, các nhà nghiên cứu đồng ý cần nhân rộng thử nghiệm này trong một nghiên cứu lớn hơn nhiều. Họ lưu ý nghiên cứu nhỏ vừa qua chỉ tập trung vào những bệnh nhân có dấu hiệu di truyền hiếm gặp trong khối u. Tuy nhiên, tỉ lệ thuyên giảm 100% ở các bệnh nhân là một dấu hiệu ban đầu rất hứa hẹn.
Thử nghiệm tiếp theo dự kiến bao gồm 30 bệnh nhân, giúp cung cấp bức tranh tốt hơn về mức độ an toàn và hiệu quả của loại thuốc mới.
Người lao động