Thử thách tìm ra CEO thực sự giữa 5 người đàn ông "giả vờ giàu có": Chỉ duy nhất 1 cô gái thành công vì lối tư duy không ngờ
Sự khác biệt để làm nên giàu có không chỉ nằm trong hành động, mà còn là tư duy. Cô gái duy nhất nhận ra điều này đã thành công.
- 08-11-20207 nhân vật tiên đoán như thần: Gia Cát Lượng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nhưng vẫn thua những người này
- 08-11-2020Bài báo HAY và ĐÁNG HỌC nhất trong lịch sử của Harvard Business Review: Đâu là giới hạn trong sự nghiệp của bạn?
- 29-10-202010 kinh nghiệm sống của Giáo sư ĐH Harvard: Sống phải ưỡn ngực thẳng lưng, đừng như con tôm "oằn mình đội phân"
01. Chúng ta không thấu hiểu người giàu có như mình nghĩ
Từng có một chương trình truyền hình rất nổi tiếng của kênh Asahi TV ở Nhật Bản với tên là "Okukon" (Tên khác: Người giàu thực sự và kẻ giả mạo). Trong đó, họ đưa ra thử thách với 5 người phụ nữ xinh đẹp rằng, hãy chọn ra 1 người đàn ông thực sự giàu có trong những người còn lại.
Chỉ có một người duy nhất giới thiệu thân phận thật sự của mình, gọi là KING. Những người còn lại là khách mời tham gia, cùng “giả vờ” mình là người giàu chứ không phải ai cũng giàu, được gọi là JOKER.
Thông qua quá trình trò chuyện và một thời gian tiếp xúc, các khách mời nữ cần phải xác định danh tính thật - giả của khách nam. Nếu người phụ nữ nào có lựa chọn chính xác, họ có cơ hội được hẹn hò và xây dựng quan hệ yêu đương với người đàn ông KING. Thậm chí là cơ hội được gả vào nhà giàu, như chương trình quảng cáo.
Bạn nghĩ rằng mình rất hiểu cách suy nghĩ của người giàu ư? Vậy chương trình này sẽ khiến bạn phải thay đổi điều đó hoàn toàn.
Sau khi được giới thiệu luật chơi, các khách nữ đều cố gắng sử dụng tất cả kiến thức mình biết, tự tưởng tượng bản thân là người giàu để suy đoán hành động của các khách nam.
Trong đó, vị khách nam số 4 trong chương trình tự xưng là Giám đốc điều hành của một công ty công nghệ thông tin, năm nay 31 tuổi và có thu nhập hàng năm là 600 triệu yên (khoảng 5 triệu USD). Nhưng trong quá trình tiếp xúc, một nữ khách phát hiện ra quần áo anh ta mặc trên người có nhãn hiệu là ZARA, họ lập tức nghi ngờ thân phận của anh ta.
Sau đó, trong buổi tiệc nướng BBQ ngoài trời, chàng trai CEO cũng vô cùng bối rối khi mở rượu vang đỏ cho mọi người.
Một loạt manh mối này khiến hầu hết các khách mời nữ đều tin rằng chàng chính là một JOKER. Làm sao một anh chàng có thu nhập triệu đô lại mặc trên người nhãn hiệu bình dân, lại không quen uống rượu vang cơ chứ?
Cuối cùng, chỉ có một khách nữ tỏ tình với anh.
Ngoài ra còn có một nam khách mời số 2 tự xưng là chủ phòng tập thể hình, anh ta 36 tuổi, thu nhập hàng năm là 45 triệu yên (khoảng 430 nghìn USD). Ngoài ra, anh ta cũng có thêm thu nhập từ các khoản bất động sản khác, cộng thêm ngoại hình trông bảnh bao hào nhoáng.
Trong quá trình tiếp xúc, các nữ khách phát hiện anh đeo đồng hồ danh tiếng, biết lái xe sang, cư xử lịch lãm, ăn nói hào phóng, quả là ứng với tiêu chuẩn nhà giàu.
Quả nhiên, anh chàng số 2 được rất nhiều cô gái lựa chọn tỏ tình.
Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Số 2 chỉ là một Joker, trong khi, số 4 không được lòng mọi người mới là King thực sự. Chỉ có duy nhất một cô gái đã lựa chọn chính xác.
Khi tìm hiểu nguyên do cho sự lựa chọn ấy, cô từng nói: “Bản thân tôi không phải người giàu. Tôi cũng không quen biết thân thiết với bất cứ ai thực sự giàu có cả. Cho nên, tôi linh cảm rằng mình nên đi ngược lại với lối tư duy thông thường của bản thân. Và may mắn là linh cảm của tôi đã đúng. Người ta chỉ cần biết uống rượu vang là được, cần gì phải biết mở nắp chai đâu, biết đâu có trợ lý theo sau mở hộ hết rồi”.
Quả thực, nhiều người cho rằng, người giàu đều lái xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, thậm chí còn có một đống nghi thức xã giao, lễ nghi tiệc tùng đầy quý phái. Đó là hình mẫu mà bản thân chúng ta tự tưởng tượng và tô vẽ nên.
Còn thực tế, không ở vào hoàn cảnh ấy, bạn sẽ không thể hiểu hết suy nghĩ và lối hành động của họ. Có những người thực sự ham mê và đeo đuổi vật chất, nhưng không ít người hướng tới việc trải nghiệm một cuộc sống chất lượng cao.
Sự giàu có giúp họ thoải mái lựa chọn những gì mình thích nhất, đắt cũng được mà rẻ cũng không sao, miễn là phù hợp. Chứ họ không lựa chọn theo cái giá mà người ngoài nhìn vào phải ngưỡng mộ nhất. Bộ quần áo cũng vậy, mà rượu vang hay nước hoa cũng thế.
Đối với họ, đó đều là vật dụng hàng ngày. Mà vật dụng hàng ngày thì thương hiệu nào cũng được, chỉ cần nằm trong khả năng chi tiêu hợp lý.
02. Nhìn thấu giá trị của vật chất và niềm vui ngắn hạn
Trong chương trình Okukon, anh chàng CEO doanh nghiệp IT từng được một nữ khách hỏi về thói quen tiêu tiền của mình. Anh thẳng thắn chia sẻ, mình thích dùng tiền để mua trải nghiệm, chẳng hạn như đi du lịch và tạo ra những kỷ niệm đẹp.
Anh cũng tin rằng sau khi kiếm được tiền, thứ quan trọng nhất để mua chính là kinh nghiệm. Mua ô tô hay hàng xa xỉ không phải là không thể, chỉ là nếu không đặc biệt yêu thích, những thứ hào nhoáng như vậy chỉ đem lại cảm giác trống rỗng mà thôi.
Trong một tập khác, một King làm ngành thuế lại trả lời thế này cho câu hỏi tương tự: anh ta luôn đền đáp ân nhân và thích mua quà cho bạn bè.
Có thể thấy, họ không tiêu quá nhiều tiền vào những thứ mang lại cho người ta niềm vui ngắn hạn, mà mua những thứ thực sự có ý nghĩa với họ về lâu dài. Sự vui sướng vật chất chỉ là nhất thời thì đầu tư vào trải nghiệm và tình cảm mới đem tới những lợi ích tốt nhất.
Một người từng nói rằng, có hai cách duy nhất để trở nên giàu có, một là tích lũy thật nhiều và hai là giảm bớt ham muốn. Cách thứ nhất thường đem tới hiệu quả rất chậm. Nhưng với cách thứ hai, khi học được phương pháp sàng lọc những ham muốn không cần thiết, bỏ đi các nhu cầu có phần rườm rà, gây gánh nặng cuộc sống, chúng ta mới có thể thay đổi tư duy của mình. Giống như việc xếp lại tủ quần áo, bỏ đi những chiếc đã cũ, thay vào bằng những bộ đồ mới mẻ thơm tho, cuộc sống của chúng ta mới có thể nâng cao chất lượng một cách lâu dài.
Để trở nên giàu có hơn mỗi ngày, bạn phải học được cách quản lý tài chính. Đừng đưa ra những quyết định khiến bạn tưởng thưởng tức thì, vui vẻ trong hiện tại nhưng lại làm rối ren tương lai.