Thứ trưởng Bộ KHĐT: "Siêu uỷ ban" chức năng chính là giám sát, không phải sử dụng vốn nhà nước
Mục tiêu của Chính phủ khi thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là xoá bỏ tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" đang diễn ra.
- 01-10-20182,3 triệu tỷ đồng tài sản nhà nước do những ai "tay hòm chìa khoá"?
- 15-08-2018Hàng loạt sếp "lớn" sẽ như thế nào khi 19 Tập đoàn, Tổng công ty được chuyển về "siêu uỷ ban"?
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ KHĐT Lê Quang Mạnh đưa ra tại phiên họp thường kỳ Chính phủ chiều tối ngày 1/10. Với việc chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty với tổng tài sản lên đến 2,3 triệu tỷ đồng, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một chủ đề nóng liên tục được đặt ra trong thời gian gần đây. Đặc biệt là việc Uỷ ban này quản lý như thế nào.
Làm rõ thông tin, Thứ trưởng Mạnh nói rằng Uỷ ban nhằm thay mặt Nhà nước giám sát khối vốn tại các DNNN. Uỷ ban không phải cơ quan sử dụng vốn mà chỉ tập trung vào khâu giám sát, ngăn chặn các nguy cơ thất thoát vốn.
"Uỷ ban không sử dụng vốn này, không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", ông Mạnh nói.
Nhắc lại yêu cầu Thủ tướng hôm 30/9, ông Mạnh cho biết Uỷ ban được chỉ đạo thành một cơ quan chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung giám sát chứ không phải hành chính. Khung khổ pháp lý theo đó được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho hoạt động này của Uỷ ban.
Công tác giám sát được ông Mạnh nói thêm là trước nay chưa được thực hiện thường xuyên, cũng không có cơ quan chuyên trách thực hiện. "Chúng ta hướng đến việc theo dõi thường xuyên, trông coi kỹ càng, nếu có nguy cơ thất thoát, sân trước sân sau thì phải giải quyết", ông nói.
Bên cạnh đó, Uỷ ban còn có mục tiêu nâng cao trách nhiệm giải trình, chị trách nhiệm của cá nhân đối với việc sử dụng vốn. Theo đó, nhằm bảo tồn vốn, tài sản nhà nước, đảm bảo được nguồn lực.
Mặt khác, với hiện trạng thông tin DNNN còn khó, nhiều lĩnh vực thiếu tường minh, việc Uỷ ban ra đời cũng có thể giải quyết được. Hiện phía Uỷ ban cho biết đang và sẽ áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng dữ liệu lớn để giám sát DNNN nhưng không cản trở các hoạt động kinh doanh hàng ngày.