Thủ tướng Boris Johnson từ chức, chính phủ Anh lâm vào khủng hoảng chưa từng có
Tình hình chính trị nước Anh, đặc biệt trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền đang chia rẽ sâu sắc.
- 07-07-2022Ai sẽ giữ chức Thủ tướng Anh sau khi ông Boris Johnson từ chức?
- 07-07-2022Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức
- 07-06-2022Thủ tướng Anh "thoát hiểm" trong gang tấc
Ngày 7/7/2012, sau gần ba năm cầm quyền, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố từ chức Thủ tướng và lãnh đạo đảng Bảo thủ trước thời hạn.
Đồng thời, người đứng đầu Nội các Anh cho biết thêm, ông dự định sẽ lãnh đạo chính phủ nước này và đảng Bảo thủ cho đến khi có cuộc bầu cử mới dự kiến vào tháng 11/2022, khi đảng Bảo thủ bầu ra một nhà lãnh đạo mới, người sẽ trở thành Thủ tướng mới của nước Anh.
Chỉ trong vòng hai ngày 5-6/7/2022, đã có hơn 50 chính trị gia gồm nhiều Bộ trưởng và các quan chức cao cấp đã rời bỏ chính phủ của ông B. Johnson. Sáng 7/7/2022, một loạt bức thư kêu gọi Thủ tướng B. Johnson từ chức đã được gửi đến Văn phòng của ông.
Ông B. Johnson đã chống cự mạnh mẽ, nhưng đến phút cuối cùng, khi Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahavi, vừa mới được bổ nhiệm vào vị trí này cách đây hai ngày cũng rời bỏ chính phủ, ông B. Johnson đã phải chấp nhận từ chức.
Nguyên nhân Thủ tướng Boris Johnson từ chức
Tình hình chính trị nước Anh, đặc biệt trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền đang chia rẽ sâu sắc. Thủ tướng B. Johnson dính vào nhiều vụ bê bối, gây ra bất bình trong chính phủ, Quốc hội và giới tinh hoa chính trị tại Anh. Uy tín của ông B. Johnson bị giảm sút nghiêm trọng.
Tất cả bắt đầu trở lại vào năm 2020, một loạt bữa tiệc dành cho các nhân viên văn phòng Thủ tướng được tổ chức ngay giữa đại dịch Covid-19 bùng phát và các biện pháp hạn chế nghiêm cấm các sự kiện như vậy.
Lúc đầu, ông B. Johnson đã đưa ra các thông tin mâu thuẫn và không nhận trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, một cuộc điều tra đặc biệt đã được Bộ trưởng Chính phủ Vương quốc Anh Sue Grey, cùng với cảnh sát London tiến hành cho thấy, trong hai năm 2020 và 2021, khi đại dịch Covid-19 đang ở đỉnh cao, 16 bữa tiệc đã được tổ chức tại dinh thự của Thủ tướng trên đường phố Downing với 83 người tham gia, trong đó có cả các thành viên của Quốc hội đã bị phạt do vi phạm các quy định phong toả.
Ông B. Johnson đã bị chỉ trích kịch liệt và tất cả các đảng đối lập, thậm chí nhiều thành viên đảng Bảo thủ và chính phủ đòi ông phải từ sau vụ bê bối liên quan đến bữa tiệc được tổ chức tại dinh thự của chính phủ trên đường phố Downing trong thời gian phong tỏa Covid-19 trên toàn quốc. Cuối tháng 5/2022, ông B. Johnson đã phải xin lỗi và tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm vì để xảy ra vụ việc này với sự hiện diện của mình, nhưng không chịu từ chức.
Mới đây, trong khi ông Chris Pincher, bị cáo buộc tội quấy rối tình dục lại được Thủ tướng B. Johnson bổ nhiệm vào chức vụ Phó trưởng ban tổ chức của đảng Bảo thủ cầm quyền.
Ông Chris Pincher từng là nhân vật thứ hai đứng đầu phe Bảo thủ trong Quốc hội cuối tháng 6/2022 vừa qua, đã say xỉn trong một câu lạc bộ ở London và sàm sỡ với hai người đàn ông ở đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông C. Pincher có hành động như vậy và sau đó ông đã buộc phải xin lỗi và từ chức. Câu chuyện này trở thành một vụ bê bối chính trị lớn sau khi ông C. Pincher được ông B. Johnson, mặc dù biết rất rõ về những hành vi của ông ta, nhưng vẫn bổ nhiệm vào một chức vụ cao trong đảng Bảo thủ.
Theo cựu quan chức Văn phòng Ngoại giao Anh Simon McDonald, việc Thủ tướng B. Johnson bổ nhiệm Chris Pincher vào các chức vụ cấp cao trong đảng và chính phủ làm ông mất lòng tin vào các thành viên của chính phủ. Bản thân ông B. Johnson đã xin lỗi về vụ bê bối này.
Thủ tướng B. Johnson dính vào nhiều vụ bê bối, gây ra bất bình trong chính phủ, Quốc hội và giới tinh hoa chính trị tại Anh.
Tháng 6/2022 vừa qua, sự bất bình đã lên tới đến đỉnh điểm trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng.
Theo sáng kiến của 54 nghị sĩ đại diện cho đảng Bảo thủ của chính ông, một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đã được tổ chức đối với Thủ tướng. Đa số các nghị sĩ đảng Bảo thủ 211/148 ủng hộ Thủ tướng.
Về mặt chính thức, Thủ tướng B. Johnson đã thắng cuộc bỏ phiếu này, nhưng gần 150 thành viên của đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu chống, đó là một đòn giáng rất mạnh vào uy tín của ông B. Johnson.
Đảng Bảo thủ đang chia rẽ, và phe đối lập với ông Johnson rất mạnh. Các thành viên trong đảng và một bộ phận đáng kể trong giới thượng lưu Anh không muốn ông B. Johnson làm thủ tướng. Đảng Bảo thủ thúc ép loại bỏ Johnson khỏi chức vụ thủ tướng, đặc biệt là khi họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới.
Bên cạnh đó là khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trong thời gian cầm quyền, ông B. Johnson tập trung phần lớn các hoạt động của mình vào chính sách đối ngoại, chủ yếu là cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong khi đó những cải cách trong nước được hứa hẹn như cải cách thuế, chăm sóc sức khỏe đã không được thực hiện.
Do đó, sự phản đối Thủ tướng B. Johnson đã tăng lên ngay trong nội bộ đang Bảo thủ. Một loạt các bộ trưởng và các quan chức cao cấp trong chính phủ trước đó đã từ chức là dấu hiệu không đồng tình với chính sách của Thủ tướng.
Khi ông Johnson lên nắm quyền 3 năm trước, ông đã hứa với người Anh rằng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và sẽ có nhiều việc làm sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên tình hình hiện nay hoàn toàn khác. Hàng triệu người Anh hiện đang phải đối mặt với sự sụt giảm mức sống tồi tệ nhất kể từ những năm 1950, do giá năng lượng tăng vọt do cuộc xung đột quân sự ở Ukraine gây ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sụt giảm 5,2%.
Tờ báo "The Independent", của Anh gần đây đã cho rằng "Brexit" là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại hàng tỷ USD từ thương mại và thuế trong những năm gần đây.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, nền kinh tế của Anh dự kiến năm 2023 sẽ trở nên suy yếu nhất trong số các nước lớn. Tháng 4/202, tỷ lệ lạm phát ở Anh đã tăng vọt lên 9%, mức cao nhất trong 40 năm qua, trong khi giá cả tăng nhanh hơn tiền lương, ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống.
Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến lạm phát sẽ đạt đỉnh 10,25% vào tháng 10 tới khi giá năng lượng sẽ tăng trở lại và tình trạng này sẽ còn kéo dài đến năm 2024 và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức âm hoặc bằng 0.
Trong tình hình như vậy, cựu Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland, một nghị sỹ có ảnh hưởng trong Quốc hội cho rằng, việc Thủ tướng B. Johnson ra đi là không thể tránh khỏi.
Phe đối lập yêu cầu Thủ tướng phải ra đi ngay, không chờ đến khi phe bảo thủ lựa chọn một ông chủ mới của đảng. Lãnh đạo của Đảng Lao động đối lập lớn nhất, Cyrus Starmer, cũng đe dọa tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ nội các trong Quốc hội.
Lãnh đạo của những người theo chủ nghĩa dân tộc Scotland, Bộ trưởng đầu tiên của Scotland, Nicola Sturgeon, cũng yêu cầu ông Johnson từ chức hoàn toàn và tiến hành bầu cử Quốc hội sớm.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Robert Buckland, một nghị sỹ có ảnh hưởng trong Quốc hội cho rằng, việc Thủ tướng B. Johnson ra đi là không thể tránh khỏi.
Liệu quan điểm của Anh đối với cuộc xung đột Nga- Ukraine có thay đổi?
Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, quan điểm của London đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine sau sự ra đi của Thủ tướng Boris Johnson sẽ không thay đổi và Anh sẽ vẫn sẽ tiếp tục phối hợp và liên minh với Mỹ.
Tony Travers, giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Kinh tế London nói, chính sách đối ngoại và quốc phòng và quan điểm của Anh đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ không có gì thay đổi sau khi Thủ tướng B.Johnson từ chức.
Theo người đứng đầu Trung tâm Hội nhập Chính trị của Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Lyudmila Babynina, nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đi của Boris Johnson ngay từ đầu là do các đảng viên đảng Bảo thủ của ông không hài lòng với chính sách mà ông theo đuổi. Việc thay đổi Thủ tướng ở Anh là vì những lý do nội bộ và không có khả năng dẫn đến thay đổi quan điểm của Vương quốc Anh về Nga và Ukraine.
Một số chuyên gia về các vấn đề của Anh, chỉ ra rằng quan điểm của Vương quốc Anh về cuộc xung đột Ukraine sẽ không thay đổi, vì chính sách đối ngoại là định hướng chung của nhà nước.
Matthias Brugman, Tổng biên tập tờ báo "Hindusblatt" và chuyên gia về các vấn đề châu Âu - chia sẻ những gì mà hai vị khách trước đó đã nói rằng sẽ không có thay đổi nào trong chính sách đối ngoại của Anh, đặc biệt là trong hồ sơ Ukraine, sau khi Thủ tướng bảo thủ rời bỏ quyền lực.
Chính trường Anh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Trên thực tế, hiện không có gương mặt nào nặng ký trong cuộc đua vào phố Dowing mà các nhân vật chỉ có chung sự không hài lòng với Thủ tướng B. Johnson. Trong tình hình như vậy, rất khó có thể dự đoán được tương lai của lãnh đạo nước Anh thời gian tới./.
* Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt lại.
Tổ quốc