Thừa khả năng nhưng chỉ gánh 2 thùng nước rất vơi, cao tăng nói ra lý do giúp bao người tỉnh ngộ
Từ việc gánh nước đầy hay vơi, vị cao tăng đã chỉ ra cho chúng ta một đạo lý quan trọng và cần thiết ở đời.
- 24-06-20209 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm, đọc 1 phút bằng 1 năm tích lũy kinh nghiệm!
- 18-06-2020Muốn trở thành một lãnh đạo ưu tú? 19 kinh nghiệm quản lý vàng của Peter Ferdinand Drucker sẽ giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực
- 21-05-2020Hiểu rõ đạo lý: "Chín" so sánh, "chính" đời người, cả đời an nhiên, vui vẻ
Có một lần, trong lúc mọi người đi vào núi sâu thì phát hiện một vị cao tăng đang gánh nước ở trong khe núi. Mọi người đều phát hiện ra rằng thùng nước mà cao tăng gánh không nhiều, nước rất vơi chứ không đầy.
Theo như suy nghĩ của họ, cao tăng vốn có thể gánh được thùng nước lớn hơn nữa và nước trong thùng phải thật đầy ắp. Nhưng tại sao ông ấy lại gánh một thùng nước không đầy như vậy chứ?
Họ không hiểu được lý do bèn hỏi: "Cao tăng, người có thể gánh nhiều nước hơn nhưng tại sao lại gánh ít như vậy? Xin hỏi đây là đạo lý gì vậy?"
"Đạo lý của việc gánh nước vốn không nằm ở việc gánh ít hay gánh nhiều, mà nằm ở chỗ gánh đủ dùng. Cứ một mực tham nhiều có khi còn phản tác dụng." - Cao tăng đáp
Mọi người vẫn cảm thấy chưa hiểu điều mà vị cao tăng đang nói, ông liền bảo một người trong số họ đi gánh một thùng nước đầy từ trong khe núi ra.
Người này dùng hết sức múc một thùng thật đầy, lắc lư chao đảo, chưa đi được mấy bước thì ngã nhào ra đất, nước trong thùng toàn bộ đổ hết, còn gãy luôn cả đòn gánh.
Nhìn thấy cảnh này, vị cao tăng nói: "Nước đổ rồi không phải sẽ phải gánh lại từ đầu sao? Đòn gánh gãy rồi có phải đoạn đường về sẽ khó khăn hơn không? Chẳng phải nước gánh được còn ít hơn lúc nãy gánh trong thùng không đầy nước đó sao?"
"Vậy xin hỏi cao tăng, cụ thể là chúng ta phải lấy vào thùng bao nhiêu nước, làm sao có thể ước lượng được ạ?" Mọi người thắc mắc.
Cao tăng cười và đáp: "Các thí chủ xin xem qua cái thùng gánh này."
Tranh minh họa.
Mọi người xem xong thấy trong thùng có vẽ một đường viền. Cao tăng lại nói: "Đường viền này là giới hạn, lúc lấy nước không được lấy cao hơn đường viền này, nếu như vượt quá đường viền tức là đã vượt quá năng lực và nhu cầu của bản thân.
Lần thứ nhất lấy nước cần phải nhìn đường viền để lấy, lâu dần không cần nhìn nó để lấy nữa, dựa vào cảm giác của bản thân đã có thể biết nên lấy bao nhiêu nước là đủ.
Nhưng có đường viền này, nó sẽ nhắc nhở chúng ta làm bất cứ một việc gì cũng phải lượng sức mà làm, toàn tâm toàn ý hoàn thành nó."
"Vậy đường viền nên vạch ở mức nào ạ?" Mọi người lại thắc mắc hỏi.
Cao tăng đáp: "Mới bắt đầu, mục tiêu đặt ra có thể thấp một chút, bởi vì mục tiêu thấp dễ dàng thực hiện, hơn nữa sự dũng cảm của chúng ta cũng không sợ vì thất bại mà chịu quá nhiều tổn thương và đả kích, như vậy sẽ hình thành nên hứng thú và nhiệt huyết càng lớn. Thời gian càng dài, từng bước từng bước một tự nhiên sẽ gánh được nhiều hơn và những bước đi cũng vững chắc hơn."
Đến đây ai nấy đều tỉnh ngộ, hiểu được hàm ý sâu xa mà vị cao tăng muốn nhắc nhở mọi người.
Lời bình
Làm bất cứ một chuyện gì, liệu có phải cứ đặt ra mục tiêu càng cao thì sẽ làm càng tốt không? Câu trả lời rõ ràng là không.
Phàm là làm bất cứ chuyện gì cũng phải tuân theo trình tự sau: Đặt ra mục tiêu, tuân theo trình tự, từng bước từng bước thực hiện nó, chỉ có như vậy mới tránh được những trắc trở không đáng có và vun đắp nên càng nhiều sự tự tin, nhiệt huyết mãnh liệt cho bản thân.
Nếu như không tìm đúng điểm then chốt, đặt đúng mục tiêu phù hợp mà cứ một mực dốc sức làm, như vậy không những không đạt hiệu quả cao mà còn phản tác dụng. Cho nên làm bất cứ chuyện gì cũng phải lượng sức mình và phải làm đến nơi đến chốn.
Trí thức trẻ