MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thức dậy sớm mỗi ngày chưa đủ "phép màu" để thành công, muốn có sự nghiệp bạn phải nắm rõ được điều cốt yếu này: Không có kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả, dù ngày dài đến mấy cũng vô ích

12-03-2019 - 08:05 AM | Sống

Bạn dậy sớm để có nhiều thời gian hơn không đồng nghĩa với việc bạn sống hiệu quả hơn. Nếu thức dậy lúc 4 giờ sáng nhưng không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ chỉ lãng phí thêm thời giờ .

Đã có rất nhiều bài viết về thói quen dậy sớm của những người thành công. Họ thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày và khẳng định đó là một trong những yếu tố quan trọng để thành công. 6 tháng qua, tôi cũng đã thực hành dậy sớm nhưng thói quen đó không phải là phép màu giúp tôi có được một sự nghiệp thành công.

Thay đổi giờ làm việc không giúp tôi làm việc hiệu quả hơn nhưng đã dạy cho tôi biết những cạm bẫy mình có thể vướng vào. Trước khi quyết định thay đổi thói quen sống để bắt đầu một thời gian biểu phù hợp với xu hướng kinh doanh mới, bạn phải hiểu rằng, nó không phù hợp với tất cả mọi người.

Vì sao mọi người đề cao thói quen dậy sớm?

Rất nhiều người đọc các bài báo về lợi ích của thói quen dậy sớm và quyết tâm thực hiện điều đó để thay đổi cuộc sống trong năm mới. Tác giả Laura Vanderkam của cuốn sách "Những người thành công nhất làm gì trước bữa sáng" cho biết, hầu hết những người có thói quen thức dậy sớm đều tăng tính kỷ luật, có nhiều năng lượng và sự tập trung hơn vào buổi sáng.

Nhưng hầu hết những người thành công có thói quen dậy sớm được nêu ra thường thức dậy từ 4 giờ sáng để viết lách hoặc làm những công việc họ đam mê. Hầu hết họ là những CEO hoặc giám đốc điều hành cao cấp với thời gian rất eo hẹp.

Một số người dậy sớm làm việc để không bị gián đoạn và có thể sắp xếp lịch trình cho các công việc phải gặp gỡ với người khác hợp ý hơn. Một số người thì dậy sớm để tập thể dục và dành thêm thời gian cho gia đình vì họ biết rằng, nếu không ưu tiên cho cuộc sống cá nhân, thì dù có thành công đến đâu họ cũng chẳng thể hưởng thụ cuộc sống.

Một số ít những thành có thói quen dậy sớm và thành công không có nghĩa là điều đó đúng với mọi người. Dậy sớm hơn một chút không sai, nhưng bạn cần đảm bảo rằng mục đích cho điều đó là chính đáng và hợp lý.

Thức dậy sớm chỉ hữu ích khi bạn có kế hoạch sử dụng thời gian đó hiệu quả

Thức dậy sớm mỗi ngày chưa đủ phép màu để thành công, muốn có sự nghiệp bạn phải nắm rõ được điều cốt yếu này: Không có kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả, dù ngày dài đến mấy cũng vô ích - Ảnh 1.

Bạn dậy sớm để có nhiều thời gian hơn không đồng nghĩa với việc bạn sống hiệu quả hơn. Nếu thức dậy lúc 4 giờ sáng nhưng không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ chỉ lãng phí thêm thời giờ để xem TV và lo lắng hơn về việc quản lý thời gian không hiệu quả chút nào.

Vào những ngày tôi không có một kế hoạch rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành sau khi làm việc, tôi thấy bản thân vô định, mất phương hướng và từ hỏi, một ngày đã trôi qua vô ích như thế nào.

Cố thức dậy sớm không phù hợp với nhịp sinh học, bạn sẽ "thua cuộc"

Đồng hồ sinh học là có thật, khác nhau giữa mỗi cá nhân và không thể thay đổi. Một số người sẽ hoạt động tốt nhất vào ban đêm, nếu cố thức dậy sớm mỗi ngày họ cũng không thể làm gì hiệu quả.

Có thể, những người là "cú đêm" sẽ bất lợi hơn một chút bởi không thể thức dậy sớm hơn để đáp ứng thời gian làm việc thông thường. Nhưng họ có nhiều cách để khai thác hiệu quả thế mạnh trong nhịp sinh học của mình. Ví dụ như, thay vì cố ép bản thân dậy sớm, "cú đêm" hãy thức khuya hơn 1 chút để hoàn thành cách công việc cần thiết và ngủ một giấc thật trọn vẹn đến sáng.

Cố dậy sớm hơn, có lẽ bạn sẽ tự đẩy mình vào căng thẳng

Thức dậy sớm mỗi ngày chưa đủ phép màu để thành công, muốn có sự nghiệp bạn phải nắm rõ được điều cốt yếu này: Không có kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả, dù ngày dài đến mấy cũng vô ích - Ảnh 2.

Kể từ khi bắt đầu thói quen dậy sớm, thời gian mỗi ngày của tôi dường như dài hơn. Nhưng đó không hẳn là một điều tốt. Tôi cảm thấy khá áp lực khi liên tục phải tìm cách lấp đầy khoảng thời gian sau giờ làm việc bằng nhiều việc làm thêm hơn, điều đó khiến tôi dần cạn kiệt về sức sáng tạo, tinh thần và thể chất.

Theo tác giả Laura Vanderkam, cô ấy đối phó với điều này bằng cách lập những danh sách những điều thú vị có thể làm trong bất kỳ thời gian nào và thực hiện chúng vào những khoảng thời gian trống. Và cách này thực sự khá hữu ích với tôi.

Theo Laura Vanderkam, việc hiểu rõ về bản thân là một phần quan trọng để bạn làm việc hiệu quả, năng suất. Hãy xem xét, với phong cách của bạn thì làm việc theo cách nào sẽ có lợi hơn và bớt thời gian lãng phí hơn. Hiểu mình là ai trước khi thay đổi sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất.

Rất nhiều người hay dậy muộn nhưng vẫn thành công

Nhiều người coi "ngủ nướng" là thói quen xấu, nhưng thực tế vẫn rất nhiều người "cú đêm" thành công như những người có thói quen dậy sớm. Tổng thống Obama, nhà khoa học Charles Darwin, Thủ tướng Winston Churchill và một danh sách những người sáng tạo, thành công và nổi tiếng khác là những người làm việc tốt nhất vào lúc nửa đêm. Vì vậy, nếu bạn thức khi phần còn lại của thế giới đi ngủ và thức dậy muộn một chút thì không sao, cơ hội thành công của bạn cũng không mất đi.

Thức dậy sớm mỗi ngày chưa đủ phép màu để thành công, muốn có sự nghiệp bạn phải nắm rõ được điều cốt yếu này: Không có kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả, dù ngày dài đến mấy cũng vô ích - Ảnh 3.

Chúng ta nên thoải mái bắt đầu ngày mới vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp với cá nhân mình. Thức dậy sớm hay không không phải yếu tố cốt yếu cho thành công của tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều có những định nghĩa khác nhau về thành tích, phong cách làm việc và nhịp sinh học khác nhau. Vì thế, không cần thiết phải thay đổi thời gian biểu cá nhân của bạn theo bất kỳ ai khác. Bởi chỉ một thói quen dậy sớm không đủ sự kỳ diệu để giúp bạn thành công như Bill Gates.

Hà Lê

The Muse

Trở lên trên