Thực hư tập đoàn của Nga thao túng thị trường khí đốt châu Âu
Một nhóm hơn 40 thành viên Nghị viện châu Âu vừa gửi thư yêu cầu Ủy ban châu Âu khẩn cấp điều tra nghi vấn Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) thao túng thị trường khí đốt và vi phạm quy định cạnh tranh của EU.
- 30-09-20213 "cơn cuồng phong" tạo nên khủng hoảng điện càn quét từ Á sang Âu
- 29-09-2021Cơ hội đầu tư giữa 'cơn bão' khủng hoảng điện: Đâu là nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất?
- 29-09-2021Forbes: Một cuộc khủng hoảng điện toàn cầu đang dần hình thành, không nước nào an toàn trước "bão"
- 28-09-2021Nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc chìm trong khủng hoảng điện: Các tỉnh 'chạy deadline' vì mục tiêu môi trường?
- 28-09-2021Nhiều nhà cung cấp quan trọng của Apple và Tesla tạm ngưng sản xuất tại Trung Quốc vì thiếu điện
Giá năng lượng đang tăng lên mức cao gần kỷ lục ở châu Âu, đe dọa đến sự phục hồi kinh tế từ đại dịch Covid-19, thu nhập của người dân và xu hướng xanh hóa.
Một loạt yếu tố về thị trường, địa lý và chính trị đã góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng mà giới phân tích cho rằng còn lâu mới kết thúc. Điều tồi tệ nhất được cho là vẫn còn ở phía trước khi châu Âu bước vào mùa thu và nhiệt độ dần giảm, khiến nhu cầu sưởi ấm gia tăng.
Đáng chú ý, theo trang Euronews, đã xuất hiện nghi vấn về mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và đường ống khí đốt mới từ Nga đến Đức.
Tuyến đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã được hoàn thành nhưng vẫn chưa hoạt động. Ảnh: Reuters
Nga đang là nước xuất khẩu nhiều khí đốt nhất sang Liên minh châu Âu (EU) và sự thiếu nguồn cung mới từ Moscow đang làm dấy lên nỗi lo nước này muốn tận dụng cuộc khủng hoảng để vận động sự ủng hộ dành cho tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 gây tranh cãi nói trên.
Tuyến đường ống dưới biển Baltic này dài 1.230 km, kết nối trực tiếp Nga và Đức. Công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động do vẫn đang đợi sự phê chuẩn của Đức và EU.
Dự án đối mặt làn sóng chỉ trích mạnh mẽ bên trong và ngoài EU do bị xem là làm gia tăng sự phụ thuộc của khối này vào nhiên liệu hóa thạch, cũng như giúp củng cố ảnh hưởng địa chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga), đứng sau dự án Nord Stream 2, và Moscow khẳng định không liên quan gì đến vấn đề thiếu năng lượng của châu Âu nhưng nhấn mạnh nên cho đường ống khí đốt mới vận hành "càng sớm càng tốt".
Nga muốn đường ống khí đốt mới Nord Stream 2 vận hành "càng sớm càng tốt". Ảnh: Reuters
Trái lại, phe chỉ trích cho rằng thời điểm xảy ra khủng hoảng dường như quá có lợi cho chương trình nghị sự của Điện Kremlin. Họ cáo buộc Nga làm tăng giá khí đốt trong nỗ lực phá hoại tiến trình hồi phục kinh tế của EU và Anh.
Một nhóm hơn 40 thành viên Nghị viện châu Âu vừa gửi thư yêu cầu Ủy ban châu Âu khẩn cấp điều tra nghi vấn Gazprom cố ý thao túng thị trường khí đốt và vi phạm quy định cạnh tranh của EU.
Theo báo Telegraph, các nghị sĩ này cho rằng những hành động gần đây của Gazprom làm dấy lên nghi ngờ công ty này có ý sử dụng giá năng lượng để gây sức ép chính trị lên châu Âu. Gazprom muốn đường ống Nord Stream 2 được bật đèn xanh để đi vào hoạt động tức thì.
Là một trong những nước chỉ trích Nord Stream 2 mạnh mẽ nhất, Mỹ đang theo dõi sát nghi vấn Moscow cố tình can thiệp vào tình hình năng lượng ở châu Âu. Trong chuyến thăm Ba Lan gần đây, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm đã nói đến khả năng giá khí đốt ở châu Âu bị thao túng thông qua hành vi tích trữ hoặc không cung cấp đủ.
NLĐ