MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thường xuyên bị ghẻ lạnh vì nguồn gốc Trung Quốc, Miniso vẫn bền bỉ tấn công thị trường toàn cầu và đây là kết quả...

30-06-2017 - 08:29 AM | Tài chính quốc tế

Trong khi thường xuyên gây ra tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của mình, cuộc tấn công của Miniso vào vương quốc bí mật nhất thế giới là minh chứng cho nỗ lực tăng trưởng, phủ sóng thương hiệu ra toàn cầu của "thương hiệu Nhật Bản hàng Trung Quốc".

Vào cuối tháng 7 năm ngoái, người tiêu dùng Việt Nam xôn xao về một chuỗi cửa hàng Nhật bán đủ các mặt hàng từ mỹ phẩm, sạc pin điện thoại cho đến gấu bông, mắc quần áo nhưng giá cả rất phải chăng. Mặc dù là một thương hiệu lớn của Nhật Bản, nhưng người dân tại chính đất nước này lại không biết đến Miniso.

Tháng 9/2013, Miniso mở ra cửa hàng đầu tiên ở Quảng Châu, Trung Quốc. Số lượng cửa hàng mở mới tại đây cũng gia tăng chóng mặt, chỉ trong vòng 1 tháng mà có đến 20 cửa hàng mở mới. Nhưng phải đến tháng 4/2014, Miniso mới đến Nhật Bản và cả nước chỉ có 4 cửa hàng.

Mới đây, nguồn tin từ Quartz cho biết Miniso đang tấn công vào 2 thị trường mới rất khác nhau là Mỹ và Triều Tiên. Cụ thể, Miniso đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Pasadena, California và Bình Nhưỡng.

Trong tháng 1, Miniso cho biết sẽ đến Bình Nhưỡng vì muốn "tăng thêm lựa chọn cho người dân Triều Tiên" và góp phần vào "sự phát triển của ngành bán lẻ ở Triều Tiên". Đây là một động thái rất đáng để chú ý vì chỉ có những thương hiệu với tầm ảnh hưởng lớn như Coca Cola, McDonald's mới được phép gia nhập vào thị trường này.

Tuy nhiên, Miniso đang gặp phải một số rắc rối tại Triều Tiên. Hôm 28/6, một chuyên gia người Nhật Bản về lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc cho biết có thể Miniso đã vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên.

Một số dấu hiệu ban đầu từ Bình Nhưỡng cho thấy thủ đô của Triều Tiên đón nhận Miniso khá nhiệt tình. Cửa hàng của Miniso nằm trong một tòa nhà hình hoa sen trên phố Ryomyong. Tại đây bán chủ yếu là mỹ phẩm, đồ trang trí nhà, đồ chơi với giá từ 2-10 USD. Mặc dù giá hàng hóa ở đây được ghi bằng đồng won Triều Tiên, khách hàng lại phải trả bằng USD, EUR hoặc thậm chí là nhân dân tệ.

Triều Tiên không phải là thị trường dành cho những kẻ yếu đuối. Năm 2008, Orascom Telecom - thương hiệu viễn thông của Ai Cập đã liên doanh với chính phủ Triều Tiên để thành lập mạng di động 3G đầu tiên của Triều Tiên. Nhưng cho đến nay, hoạt động kinh doanh này vẫn chưa đạt lợi nhuận. Năm 2015, công ty này cho biết chính phủ Triều Tiên đã thành lập một hãng thứ hai để cạnh tranh với mạng lưới của chính mình.

Miniso đã không đáp lại yêu cầu giải thích của Quartz về vấn đề này, nhưng cho biết trong năm nay Miniso sẽ mở thêm 3 cửa hàng ở California và mở thêm 100 cửa hàng ở Mỹ vào năm tới.

Trong khi thường xuyên gây ra tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của mình, cuộc tấn công của Miniso vào vương quốc bí mật nhất thế giới là minh chứng cho nỗ lực tăng trưởng, phủ sóng thương hiệu ra toàn cầu của "thương hiệu Nhật Bản hàng Trung Quốc". Kể từ khi được thành lập, Miniso đã ký kết thỏa thuận mở rộng ra hơn 50 quốc gia, từ Mexico đến Mông Cổ với tổng cộng hơn 1.800 cửa hàng. Doanh thu của Miniso năm 2016 lên tới 10 tỷ NDT (1,5 tỷ USD) vào năm 2016 - tăng gần gấp đôi năm trước.

Miniso cũng đã mở rộng tới Mông Cổ và nói rằng đang tìm kiếm cơ hội tại các quốc gia có liên quan tới kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu "Một vành đai, Một con đường".

Gần đây, Ye Guofu - doanh nhân người Trung Quốc và là đồng sáng lập Miniso cùng với Junya Miyake - người điều hành đội thiết kế sản phẩm tại Tokyo đã gửi 200 sản phẩm đến người mua hàng trên khắp thế giới để tìm kiếm ý tưởng.

Hoàng Nguyễn

The Economist, Quartz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên