MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thủy sản Vĩnh Hoàn mang 200 tỷ đồng “nhàn rỗi” đầu tư cổ phiếu: Bước đi nhiều rủi ro?

Top 3 cổ phiếu mà Vĩnh Hoàn giải ngân bao gồm MWG (đầu tư 87,2 tỷ, hiện công ty phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này 4,92 tỷ đồng), FPT (28,55 tỷ) và HPG (23,64 tỷ đồng).

Báo cáo hợp nhất quý 2/2020 của CTCP Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ 2019. Cụ thể, doanh thu bán hàng quý 2 của VHC đạt 1.666 tỷ đồng, giảm 17,7% cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 3.308 tỷ đồng giảm 13%, lợi nhuận sau thuế quý 2/2020 đạt 215,4 tỷ đồng, giảm 48,7%, lũy kế 6 tháng đạt 367,6 tỷ đồng, giamr 49% cùng kỳ năm trước. Lý do là xuất khẩu cá tra giảm mạnh do tác động của Covid-19 đặc biệt là thị trường Mỹ (-64% trong tháng 6) và Trung Quốc (-46%).

Thủy sản Vĩnh Hoàn mang 200 tỷ đồng “nhàn rỗi” đầu tư cổ phiếu: Bước đi nhiều rủi ro? - Ảnh 1.

Covid đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của Vĩnh Hoàn

Thủy sản Vĩnh Hoàn mang 200 tỷ đồng “nhàn rỗi” đầu tư cổ phiếu: Bước đi nhiều rủi ro? - Ảnh 2.

Tuy nhiên,  báo cáo tài chính quý này của Vĩnh Hoàn ghi nhận công ty đã đầu tư 193,5 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, bên cạnh khoản tiền gửi dồi dào hơn 1.530 tỷ đồng.

Thủy sản Vĩnh Hoàn mang 200 tỷ đồng “nhàn rỗi” đầu tư cổ phiếu: Bước đi nhiều rủi ro? - Ảnh 3.

Danh mục đầu tư của Vĩnh Hoàn tại thời điểm 30/6/2020

Cụ thể, đầu năm Vĩnh Hoàn gửi ngân hàng 1.491 tỷ đồng, ở thời điểm 30/6/2020, công ty đang gửi ngân hàng gần 1.392 tỷ đồng và giữ khoản tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn khoảng 143,5 tỷ.  Với mặt bằng lãi suất thấp như hiện tại, cộng với việc giá cổ phiếu xuống thấp nên công ty thực hiện mua một số cổ phiếu cơ bản tốt.

Top 3 cổ phiếu mà Vĩnh Hoàn giải ngân bao gồm MWG (đầu tư 87,2 tỷ, hiện công ty phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này 4,92 tỷ đồng), FPT (28,55 tỷ) và HPG (23,64 tỷ đồng).

So với tổng tài sản của Vĩnh Hoàn ở mức 6.740 tỷ và xét trên cơ cấu nợ (849 tỷ) và nguồn tiền mặt dồi dào (hơn 1.520 tỷ), thì khoản đầu tư cổ phiếu của Vĩnh Hoàn không lớn.

Tuy nhiên động thái của Vĩnh Hoàn đã lý giải một phần nào hiện tượng dòng tiền tăng mạnh đổ vào TTCK trong giai đoạn tháng 4-5-6, giai đoạn cách ly toàn xã hội vì Covid-19 khiến TTCK bán tháo mạnh nhưng sau đó hồi phục mạnh mẽ nhờ có dòng tiền mới (được gọi là F0). 

Có lẽ không chỉ Vĩnh Hoàn, mà sẽ có nhiều doanh nghiệp nữa do ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, trong khi có nguồn tiền thặng dư mà lãi suất ngân hàng quá thấp (loanh quanh 5-6%/năm) đã quyết định đổ tiền vào TTCK. 

Trước đây, giai đoạn 2007-2008, đã có một làn sóng các doanh nghiệp mang tiền đổ vào TTCK như Công ty mía đường La Ngà, công ty XNK Thủy sản Hà Nội…

Thậm chí, năm 2008, Bộ Xây dựng đã từng ra chỉ thị "bật đèn đỏ" tới các doanh nghiệp trực thuộc liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính. Tại chỉ thị số 06/2008/CT-BXD, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị rà soát, đánh giá hiệu quả của những khoản đầu tư gián tiếp, góp vốn đầu tư ra ngoài. Đồng thời, trước mắt chưa tham gia đầu tư chứng khoán, góp vốn vào các quỹ đầu tư tài chính, ngân hàng có tính chất mạo hiểm.  

Việc các doanh nghiệp muốn tối ưu tối đa hiệu suất của đồng vốn là điều đáng hoan nghênh, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể ủy thác cho các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, thay vì tự đầu tư vì thị trường diễn biến khó lường, không thể đảm bảo cổ phiếu sẽ sinh lời mãi mãi.

Thủy sản Vĩnh Hoàn mang 200 tỷ đồng “nhàn rỗi” đầu tư cổ phiếu: Bước đi nhiều rủi ro? - Ảnh 4.

Năm lỗ duy nhất của REE và Minh Phú là hệ quả của đầu tư cổ phiếu

Châu Cao

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên