Tia cực tím đang ở mức gây hại rất cao ở hầu hết các khu vực: Chuyên gia khuyến cáo điều nên làm ngay!
Chỉ số tia cực tím cực đại khu vực Bắc Bộ có nguy cơ gây hại cao đến rất cao, phổ biến ở mức 7-9.3 trong khoảng từ 11-12 giờ.
- 03-05-20214 thói quen nếu làm vào buổi sáng dễ gây suy giảm tuổi thọ, hy vọng bạn không mắc phải điều nào
- 03-05-2021Nghề mới nổi ở Trung Quốc, chuyên phục vụ cho các "cậu ấm cô chiêu": Tìm hiểu sâu mới thấy, sinh ra và lớn lên trong gia đình tài phiệt cũng thật không dễ dàng
- 03-05-2021Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!
Ghi nhận 3/5: Chỉ số tia cực tím cao đến rất cao ở hầu hết các khu vực của đất nước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, thời tiết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều phổ biến là nắng, có nơi nắng nóng, do đó, bức xạ tia cực tím trên các khu vực từ Bắc đến Nam đa số đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.
Cụ thể, vào thời điểm 10-12 giờ, chỉ số tia UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao tại các thành phố như: Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh là 7.5-8.5, thành phố Hải Phòng là 7.5-8.5; thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế); thành phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) lên tới 9.8-10.0; thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) là 9.9; thành phố Cần Thơ là 9.5; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) là 9.5; TP Hồ Chí Minh là 9.0.
Ngày 2/5 chỉ số tia cực tím (UV) cực đại khu vực Bắc Bộ có nguy cơ gây hại cao đến rất cao, phổ biến ở mức 7-9.3 trong khoảng từ 11-12 giờ.
Trong 3 ngày (3-5/5), Trong 3 ngày, các thành phố Hạ Long, Hải Dương, Hà Nội có chỉ số UV cực đại đạt ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình đến cao (5-8), trong khi đó tại 7 thành phố còn lại (từ Huế vào đến Cà Mau), chỉ số UV cực đại trong ngày có khả năng đạt ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (9-10).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mức độ gây hại của chỉ số UV trong các khoảng như sau:
- 3-5: nguy cơ gây hại trung bình
- 6-8: nguy cơ gây hại cao
Chỉ số nhiệt cực đại ở mức dưới 27 là an toàn, từ 27-32 là ở mức cẩn trọng; từ 32-41 thuộc mức đặc biệt cẩn trọng.
Theo ThS. BS da liễu Vũ Thị Thơm (Giảng viên học viện y dược học cổ truyền Việt Nam), chống nắng hay nói rõ hơn là chống tia UV (tia tử cực tím) một loại tia không nhìn thấy của ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, hàng ngày còn có các tia với bước sóng giống tia UV là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, bóng đèn led... Khi chúng tác động vào da gây tổn thương trực tiếp hay gián tiếp do sinh ra nhiều các gốc tự do, hậu quả là bạn sẽ gặp phải phản ứng bỏng nắng; xạm nắng, tăng sắc tố; dày lớp sừng; giảm miễn dịch tại chỗ và toàn thân; lão hóa da do ánh sáng; ung thư da .
Do đó phòng chống tia cực tím chiếu lên da là nhiệm vụ chúng ta luôn cần chú ý ngay lúc này.
Kem chống nắng ngăn chặn tia cực tím gây hại da - Những tiêu chí cần đảm bảo
Theo BS Thơm, việc đầu tiên trong chống nắng đúng cách chính là lựa chọn kem chống nắng phù hợp. Cụ thể, kem chống nắng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn để tránh kích ứng, bít tắc nổi mụn...
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện thời tiết và cường độ phơi nắng. Không nên chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng quá cao SPF > 60, chỉ trừ khi da quá nhạy cảm với ánh sáng hoặc ở giữa trưa trời nắng mà phải phơi nắng trực tiếp trong thời gian dài.
Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện thời tiết và cường độ phơi nắng.
- Nên chọn kem chống nắng chống được cả tia UVA và UVB, trên sản phẩm có ghi Broad Spectrum hoặc Full Spectrum hoặc PA .
- Chọn hãng mỹ phẩm uy tín, sản phẩm nhập khẩu chính hãng có tem chứng nhận.
Ngoài việc lựa chọn đúng loại kem chống nắng phù hợp, bạn cũng cần biết cách sử dụng đúng kem chống nắng mình đã lựa chọn. Không phải cứ dùng kem chống nắng càng nhiều càng tốt. BS Thơm cho biết, dùng kem chống nắng đúng cách cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Dùng lượng kem chống nắng vừa đủ. Nếu dùng thiếu, làn da không có tác dụng bảo vệ tối ưu, dùng quá nhiều sẽ gây lãng phí, đồng thời gây bít dính làn da, dễ nổi mụn. Bôi khoảng 2mg/cm2 hay ước lượng ra bằng 1 đồng xu hoặc 6 hạt ngô cho vùng mặt là đủ.
Nếu dùng thiếu, làn da không có tác dụng bảo vệ tối ưu, dùng quá nhiều sẽ gây lãng phí, đồng thời gây bít dính làn da, dễ nổi mụn.
- Dùng kem chống nắng trước 15-20 phút khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cứ sau 2 – 3 giờ phải bôi lại kem chống nắng.
- Dùng kem chống nắng sau khi bôi sản phẩm dưỡng da và trước khi trang điểm (nếu có).
- Dùng kem chống nắng hàng ngày ngay cả trời râm hay ngồi trong phòng có ánh sáng xanh.
- Phải tẩy trang sau dùng kem chống nắng vì sữa rửa mặt không thể làm sạch được kem chống nắng.
- Cuối cùng, nên kết hợp kem chống nắng với viên uống chống nắng và che chắn bằng ô, quần áo, kính, mũ, khẩu trang để có hiệu quả chống nắng hoàn hảo.
Pháp luật và Bạn đọc