Tiêm vắc-xin vẫn bị mắc Covid-19: Điều quan trọng chuyên gia nhắn nhủ mọi người cần nắm rõ
Ngay cả khi đã tiêm phòng vắc-xin Covid-19, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là chuyện tưởng chừng vô cùng đơn giản, dễ hiểu nhưng nhiều người lại không hiểu rõ.
- 06-05-20214 triệu chứng điển hình của Covid-19: Ai cũng cần biết để phát hiện sớm
- 06-05-2021Nhiều người không dám đi khám chữa bệnh trong mùa dịch Covid-19: Đây là lời khuyên của chuyên gia
- 06-05-2021Mới: Thêm hàng nghìn học sinh được thông báo nghỉ học từ 6/5 vì Covid-19
Cứ tiêm vắc-xin là yên tâm không bị nhiễm Covid-19?
Thông tin một số bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiễm Covid-19 mấy ngày gần đây khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Ai cũng biết, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện tuyến đầu trong khám chữa, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tất nhiên, nguy cơ lây nhiễm bệnh ở mức khá cao là điều không có gì để bàn cãi. Thế nhưng, ở tình hình hiện tại, khi mà vắc-xin COVID-19 đang được tiêm chủng cho nhiều đối tượng, nhóm nhân viên y tế cũng trong danh sách ưu tiên thì vấn đề khiến nhiều người băn khoăn sẽ là: Liệu tiêm vắc-xin rồi có thể bị mắc COVID-19 hay không.
Ngay cả khi đã tiêm phòng vắc-xin Covid-19, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh như thường.
Người được tiêm vắc-xin Covid-19 vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng ở mức độ nhẹ hơn
Theo WHO, vắc-xin Covid-19 dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng vi-rút gây bệnh Covid-19 . Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước vi-rút gây bệnh Covid-19 thường là 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có thể mắc Covid-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng, sau đó phát bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ.
Do đó, theo BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), suy nghĩ cứ tiêm vắc-xin là yên tâm không bị bệnh Covid-19 là vô cùng sai lầm. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan, khiến dịch bệnh có nguy cơ ngày càng lan rộng, khó kiểm soát.
"Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cho biết, vắc-xin phòng Covid-19 có hiệu quả hơn 50% được thông qua quy trình khẩn cấp để sử dụng cho chống dịch. Điều đó có nghĩa là gần 50% còn lại vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng cũng như hạn chế khả năng phải nằm viện nếu chẳng may bị nhiễm", chuyên gia cho hay.
Vắc-xin phòng Covid-19 có hiệu quả hơn 50% được thông qua quy trình khẩn cấp để sử dụng cho chống dịch.
Hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 được thế giới công nhận nhưng người dân cần ghi nhớ rõ một điều: "Không có một loại vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Tức là, sau khi tiêm, người tiêm vắc-xin dù cho là vắc-xin phòng bệnh gì cũng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với người tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không loại trừ". Điều quan trọng là nếu mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn nên việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 vẫn là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hiện nay.
"Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài", BS Khanh khẳng định.
Thế nên, nhiều người có suy nghĩ tiêm vắc-xin rồi vẫn bị Covid-19 như thường thì vắc-xin chẳng có lợi ích gì là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bạn vẫn cần tiêm vắc-xin, nên tiêm vắc-xin vì lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài.
Sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của Covid-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng 3 tháng sau tiêm liều 1.
Ở mũi tiêm thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.
BS Khanh nhấn mạnh, sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, dù mới tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế). Kết hợp những yếu tố này với nhau, công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Pháp luật và Bạn đọc