MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền rất đơn giản, người mới phức tạp: Làm sao để "chung sống" hòa thuận với tiền thay vì "ném tiền qua cửa sổ"?

31-07-2020 - 09:33 AM | Sống

Ngay cả khi bạn không biết về các khái niệm phức tạp về tài chính và đầu tư, bạn vẫn có thể biết cách chung sống hòa thuận với tiền. Chi tiêu ít hơn thu nhập, tiết kiệm cho tương lai, tránh xa nợ nần.

Khi ta nói về quản lý tiền bạc – cũng như nhiều thứ khác trong cuộc sống – ta thực chất đang nói đến mối tương quan tâm lý giữa ta với tiền.

Theo một lẽ hiển nhiên, tiền có khả năng giải quyết mọi nhu cầu của chúng ta: từ nhu cầu cơ bản đến những nhu cầu mang tính hình thức, như minh chứng cho địa vị xã hội của mỗi người (vật sở hữu). Tiền cũng là phương tiện giúp chúng ta tạo dựng nên cuộc sống mà ta muốn sống, trở thành con người mà ta muốn trở thành (hiện thực hóa).

Đó là lý do tại sao những lời khuyên về tài chính – tương tự các lời khuyên về chế độ ăn uống hay mối quan hệ – không có hiệu quả. Xét về nguyên tắc, đúng, nhưng để áp dụng vào thực tế thì chưa đủ. Hầu hết các lời khuyên về tiền bạc hoặc thiếu căn cứ xác đáng, hoặc chỉ giải quyết các vấn đề bề nổi chứ không chạm tới được gốc rễ.

Nhìn thói quen "ném tiền qua cửa sổ" dưới góc nhìn tâm lý học

Về cơ bản, các vấn đề tài chính xuất phát từ những nhu cầu chưa được đáp ứng. Trong hầu hết các trường hợp “ném tiền qua cửa sổ” của giới trẻ hiện nay, đó gần như không bao giờ thiếu tự chủ. Những người đó thường sẽ có một nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng – và tiềm thức họ sẽ tự cho rằng bản thân phải tiêu tiền để đáp ứng những ham muốn sâu kín này.

Có một nguyên lý cơ bản trong hành vi của con người: Chúng ta đều bị thúc đẩy bởi chính những mong muốn và nhu cầu của mình. Chúng ta có thể không nói ra, thậm chí không thể cụ thể hóa những mong muốn ấy là gì, nhưng chúng ta vẫn không ngừng cố gắng để hiện thực hóa chúng.

Chính vì thế, với những người có thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sắm đổ quá nhiều không có nghĩa rằng họ cần những thứ đó, họ chỉ đang cảm thấy khó chịu với với chính mình và tình trạng hiện tại, dẫn tới muốn trút bỏ và giải tỏa và các vật sở hữu.

Trong thời gian ngắn, những món đồ sở hữu có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng sau đó sẽ dẫn ta tới một vòng tròn luẩn quẩn. Mua sắm quá nhiều quần áo chỉ khiến bạn cảm thấy mình như một cái mắc áo di động và không bao giờ hài lòng được với bản chất thật của mình.

Việc bạn tiêu tốn quá nhiều tiền để đi ăn nhà hàng không có nghĩa rằng bạn không đủ chăm chỉ để tự mình nấu một bữa ăn. Thay vào đó, bạn chỉ đang quá mệt mỏi khi phải làm những việc mình không muốn làm, và bạn thấy rằng mình cần tiếp năng lượng ngay lập tức để lấp đi nỗi khổ sở dai dẳng của mình.

Tính tức thời của việc tiêu tiền và hoang phí đã đáp ứng nhu cầu tức thời của nhiều bạn trẻ trước áp lực cuộc sống nhưng cũng đồng thời khiến họ bỏ lỡ cơ hội hạnh phúc lâu dài của mình.

Tiền rất đơn giản, người mới phức tạp: Làm sao để chung sống hòa thuận với tiền thay vì ném tiền qua cửa sổ? - Ảnh 1.

Giải pháp nào cho việc để chung sống với tiền thay vì ném tiền qua cửa sổ

Nguyên nhân thực sự của việc giới trẻ chi tiêu vượt quá giới hạn tài chính là do họ nhầm tưởng rằng lượng của cải vật chất sở hữu tỉ lệ thuận với sự giàu sang. Họ đang nhầm giữa biểu hiện và bản chất của sự sung túc đủ đầy.

Khi ta ôm niềm tin rằng sự giàu sang không thể hiện trong số dư tài khoản của bạn mà ở trong những dịch vụ bạn chi trả mỗi tháng. Con đường nuôi dưỡng một nguồn tài chính dư dả tốt không phải bằng cách giảm mức sống xuống mức tối thiểu để tiết kiệm đến mức tối đa. Thay vào đó, hãy nhìn thẳng vào các nhu cầu của bạn và đáp ứng chúng bằng những giải pháp lâu dài.

Nếu vấn đề của bạn là giá trị cá nhân thấp, hãy có chiến lược đầu tư vào những thứ bạn cho là xứng đáng. Có thể là vài bộ trang phục được thiết kế đẹp mắt và dùng được mãi mãi. Có thể là vài buổi trị liệu giúp bạn thấy thoải mái thay vì dành thời gian cho những thú vui tức thời. Hay tìm kiếm những thú vui mà bạn có thể sống cùng trong nhiều năm sau đó – và nó mang lại sự tự tin cho bạn.

Nếu vấn đề của bạn là kiệt sức, hãy đầu tư vào việc nghỉ ngơi và thư giãn. Cân nhắc đến những công việc theo ca vì nó có thể sẽ phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của bạn. Thay vì đầu tư vào những thứ khiến bạn mệt mỏi, hãy dành ra vài ngày để chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình, giảm số giờ làm hoặc dành tiền cho một chuyến du lịch cá nhân – những điều này sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn.

Nếu vấn đề của bạn là lạm phát trong việc khẳng định bản thân, hãy chỉ đầu tư vào những việc khiến bạn cảm thấy thực sự thành công. Có thể là một buổi biểu diễn kích cầu cho các sản phẩm sáng tạo mang dấu ấn cá nhân hay những thứ giúp bạn thể hiện được giá trị ấy trong con mắt của người khác.

Nếu bạn chỉ chăm chăm đi giải quyết các vấn đề bề nổi, bạn chỉ đang tự khơi sâu thêm mớ rắc rối của mình. Giải pháp đúng đắn không nằm ở ngân sách của bạn, nó nằm ở cách bạn tự nhận thức về những gì mình đang có. Bạn phải hiểu các nhu cầu của mình, từ đó mới giải quyết vấn đề của chính bạn.

Khi bạn thực hiện quy trình này, những mục đích của bạn sẽ tự nhiên tương thích với hành động của bạn – và cả cách bạn tiêu pha nữa.

Cắt giảm chi tiêu không phải việc bạn thuyết phục bản thân mình không được ăn ở nhà hàng hoặc không bao giờ mua quần áo mới. Đó là việc tạo ra một ngân sách cho phép bạn thực hiện những gì mình mong muốn thay vì để bản thân bị hành hạ bởi những cơn bốc đồng không thoải mái. Khi bạn thay đổi, cuộc sống sẽ thay đổi theo. Và không có chiều ngược lại.

Theo Bùi Thảo

Báo Dân sinh

Trở lên trên