Tiền ‘ship’ đắt đỏ, người đàn ông gửi 80.000 viên gạch qua bưu điện để xây tòa nhà cho ngân hàng, sau trăm năm vẫn đứng vững
Chi phí chở gạch bằng xe cao gấp 4 lần giá mua gạch trong khi giá vận chuyển qua bưu điện chỉ bằng một nửa con số đó. Vì vậy, Coltharp đã nghĩ ra cách độc đáo trên.
- 04-09-2021Hai người bạn thân bán hết nhà ở thành phố, trở về vùng núi xây nhà, làm vườn sống cuộc đời như mơ
- 27-08-2021Ngôi nhà phong cách Nhật Bản giữa khuôn viên cây xanh trăm tuổi ở TP HCM: Hoàn thiện mất 2 năm, chi phí xây dựng gần 18 tỷ đồng, nhìn thành quả ai cũng ngưỡng mộ
- 08-08-2021Chàng trai 30 tuổi xây "Nhà của mẹ" với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, "góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau"
- 09-07-2021Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Mê Thuột: "Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị", xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống
Trên thế giới, có không ít câu chuyện đã trở thành "huyền thoại" và mỗi lần nhắc đến, người ta vẫn không khỏi trầm trồ. Một trong số đó là chuyện về một ngân hàng ở Vernal – thành phố thuộc bang Utah, Mỹ.
Hơn một thế kỷ trước, một ngân hàng hai tầng bằng gạch ở thành phố này đã được… gửi qua đường bưu điện từ thành phố Salt Lake. Đó thực ra chỉ là cách nói ví von, đùa vui của mọi người. Thực tế là Coltharp - người phụ trách xây dựng tòa nhà làm văn phòng cho ngân hàng đã gửi gạch số lượng lớn qua bưu điện đến Vernal.
Lý do của pha xử lý có phần "cồng kềnh" này rất đơn giản: Tiết kiệm chi phí! Công ty sản xuất gạch mà Coltharp đặt hàng cách nơi xây toà nhà hơn 100 km.
Chi phí chở gạch bằng xe cao gấp 4 lần giá mua gạch trong khi giá vận chuyển qua bưu điện chỉ bằng một nửa con số đó. Vì vậy, Coltharp đã nghĩ ra cách xếp các viên gạch thành những bưu kiện nặng 22 kg và gửi theo đường bưu điện. Vừa hay, bưu điện vừa mở dịch vụ mới: Giao bưu kiện.
Thời điểm đó, trọng lượng bưu kiện tối đa được gửi qua đường này là 22 kg. Sở dĩ Coltharp chọn cơ sở sản xuất xa xôi như vậy là vì ông muốn chọn đúng loại gạch nung có màu đỏ và siêu bền ở Salt Lake.
Ước tính, có tới 80.000 viên gạch đã được vận chuyển thành công và dùng để xây dựng phần bên ngoài của tòa nhà. Ước tính, số gạch này lên tới hàng chục tấn. Tất cả những viên gạch đều còn nguyên vẹn, không bị vỡ nứt khi đến nơi.
Ngoài ra, chúng đã trải qua một quãng đường dài để đến Vernal. Những viên gạch được vận chuyển chủ yếu bằng đường sắt, sau đó là phà với quãng đường tổng cộng lên tới hơn 400 km. Tất nhiên, bưu điện đã tốn không ít tiền của, công sức cho đơn hàng có 1-0-2 này.
Đến nay, tòa nhà đã trở thành một chi nhánh của Ngân hàng Zions. (Ảnh: Internet)
John Barton, một giảng viên lịch sử tại Đại học Bang Utah cho biết: "Đó là một câu chuyện kinh điển và vui nhộn không kém. Lần nào nghe kể lại tôi cũng phải bật cười".
Ban đầu, nhân viên phụ trách xây dựng tòa nhà hỏi rằng liệu có thể "ship" gạch tận nơi hay không nhưng người quản lý bưu điện cho biết họ sẽ phải đến tận quầy của bưu điện để nhận những kiện hàng cồng kềnh.
"Thử tưởng tượng cảnh hàng tấn gạch tập kết ở quầy của bưu điện mà xem. Đó chắc hẳn là một trong những cảnh không thể quên với nhiều người", John nói.
Ngày nay, nếu chuyển theo đường bưu điện 1 viên gạch, chi phí sẽ rơi vào khoảng hơn 5 USD, trong khi 5 viên gạch là hơn 12 USD. Con nếu gửi hàng chục tấn như cách đây hơn một thập kỷ sẽ tốn khoản tiền không hề nhỏ.
Sau lần đặt hàng của Coltharp, bưu điện đã hạn chế việc gửi bưu kiện hàng loạt và đặt giới hạn 275 USD phí gửi/ngày từ một khách hàng.
"Thời điểm bưu điện đặt ra quy định đó, tất cả số gạch đã đến Vernal an toàn để những người thợ xây dựng tòa nhà. Đến nay, nó vẫn đứng vững cùng thời gian", John cho biết.
Đến nay, tòa nhà đã trở thành một chi nhánh của Ngân hàng Zions và được gọi vui là tòa nhà "ship" qua đường bưu điện đầu tiên, duy nhất trên thế giới.
Nguồn: DN
Doanh nghiệp và tiếp thị