Tiến sĩ dinh dưỡng Từ Ngữ: 2 loại rau theo tôi không phải rau sạch, cá nhân tôi không dùng
Tiến sĩ Từ Ngữ thẳng thắn cho rằng rau thuỷ canh không xếp vào nhóm rau sạch. Ngoài ra, ông cũng tránh ăn rau được trồng từ giống đã biến đổi gen.
- 08-08-2021Khoảng sân thượng nhỏ đầy đủ rau sạch và hoa tươi của mẹ đảm ở Sài Gòn
- 23-07-2021Những điều phải biết nếu muốn trồng rau sạch ở ban công chung cư có diện tích nhỏ hẹp
- 22-07-2021Khu vườn trên sân thượng đầy ắp rau quả xanh mướt ngay ở Hà Nội khiến ai cũng ước ao: Mùa nào thức nấy, rau xanh quả ngọt lại đảm bảo sạch sẽ!
Để hiểu rõ hơn các vấn đề về rau sạch, rau an toàn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam.
Cách hiểu về rau sạch hiện nay chưa đầy đủ
Ngọc Minh: Tôi đã từng nghe ông chia sẻ: Hiện nay, chúng ta chưa có một định nghĩa về rau sạch cho tử tế. Điều này khiến tôi rất hiếu kỳ và muốn trao đổi với ông về vấn đề này.
TS. Từ Ngữ: Đúng vậy. Định nghĩa về rau sạch, hiện nay, không có một ai đưa ra định nghĩa để người dân hiểu đúng. Người dân chỉ hiểu đơn thuần rau sạch là rau không có tồn dư hoá chất. Cách hiểu đó chưa thật sự đầy đủ.
Ngọc Minh: Xin ông đưa ra cách hiểu đơn giản về rau sạch?
TS.Từ Ngữ: Trước hết chúng ta phải biết rau là thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, nước… chất phản dinh dưỡng.
Khi rau được gọi là sạch phải đáp ứng được các yếu tố: Đất, nước, khí hậu không bị ô nhiễm; Rau được gieo trồng chính vụ; Canh tác đúng quy trình.
Rau sạch phải được hiểu là không có vi khuẩn, ký sinh trùng; không có đất cát; không có hoá chất, chất bảo quản thực phẩm. 2 tiêu chí đầu tiên dễ đáp ứng, tiêu chí thứ 3 là cực khó.
Nếu rau có vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ gây lên tiêu chảy cấp tính rất dễ phát hiện. Nhưng nếu rau có tồn dư thuốc trừ sâu diệt cỏ lượng thấp sẽ không gây ngộ độc cấp nên người tiêu dùng khó thể phát hiện ra. Việc tích luỹ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gây căn bệnh ung thư và các bệnh tật khác…
Rau thuỷ canh - Ảnh minh hoạ.
Ngọc Minh: Hiện nay, nhiều gia đình thường tận dụng khoảng không gian trên ban công, sân thượng để trồng rau thuỷ canh, đó có phải là rau sạch hay không?
TS. Từ Ngữ: Cá nhân tôi thấy trồng rau cách đó sạch theo nghĩa không có vi khuẩn, đất, cát là đúng. Còn sạch theo đúng nghĩa rau sạch thì phải xem xét lại.
Việc trồng rau thủy canh như trên sẽ có 2 vấn đề: Thứ nhất, chúng ta đang trồng trái với tự nhiên; Thứ 2 tại thành phố không khí ô nhiễm thì lá cây cũng hấp thu các chất ô nhiễm.
Đó cũng là lý do tôi không xếp rau thủy canh là rau sạch.
Tôi chắc chắn ở rau thuỷ canh, hàm lượng dinh dưỡng sẽ không được so với rau canh tác dưới đất. Và tôi chắc chắn một điều ăn rau thuỷ canh thì sẽ không ngon.
Việc người dân tự trồng rau ở ven đường thì sao, đó có phải rau sạch?
TS. Từ Ngữ: Như tôi đã phân tích, khái niệm rau sạch bẩn rất phức tạp. Nếu trồng rau ở ven đường nơi có đất tốt, không có xe cộ đi lại, nguồn nước sạch thì rau đó có thể coi là rau có thể ăn được. Ngược lại nếu rau trồng ở ven đường xe đi lại nhiều, nước cống rãnh tới thì chắc rau đó không sạch.
Rau sạch và rau an toàn có là một?
Ngọc Minh: Rau sạch và rau an toàn có là một không?
TS. Từ Ngữ: Rau an toàn và rau sạch chắc chắn không phải là một. Hiện nay, đang có sự đánh tráo khái niệm. Rau an toàn là rau phải đảm bảo mức độ an toàn từ khâu sản xuất tới khi được đưa vào cơ thể. Như vậy, rau an toàn sẽ ở mức cao hơn rau sạch.
Tuy nhiên, hiện nay mọi người đang hiểu rau an toàn ở khúc cuối. Có nghĩa là ăn rau không bị tiêu chảy, đau bụng... Cách hiểu này là chưa đúng.
Ngọc Minh: Tôi nghe mọi người kháo nhau rau được trồng trên vùng núi cao thì mới là rau có chất lượng tốt?
TS.Từ Ngữ: Nói đơn giản thế này, rau thu hoạch xong cần phải được chế biến càng sớm mới giữ được vi chất. Do các vi chất có trong rau sẽ bị hao hụt theo thời gian.
Nếu rau trồng ở các vùng núi sẽ mất thời gian để vận chuyển về thành phố. Thời gian vận chuyển càng lâu vi chất hao hụt càng nhiều.
Cho nên hiện nay tôi thấy rau từ vườn, cánh đồng đi tới người tiêu dùng đang theo một đường vòng.
Ngọc Minh: Như ông nói khó có thể phân biệt được rau bẩn, sạch, ông sẽ chọn ăn rau theo cách nào?
TS. Từ Ngữ: Tôi chuyển sang rau củ quả nhiều hơn rau ăn lá. Ví dụ, tôi ăn củ cải, cà rốt, su hào. Đây là những loại có vỏ dày để đỡ được chất hoá học ăn vào.
Một vấn đề hiện nay đang gây tranh cãi đó chính là thực phẩm biến đổi gen có gây hại cho con người không?
TS. Từ Ngữ: Đây là vấn đề còn tranh cãi rất nhiều và chưa ngã ngũ. Do vậy, cá nhân tôi tránh không ăn.
Ngọc Minh: Nhiều người cho rằng, việc canh tác trồng trọt dùng chất hoá học quá nhiều khiến cho các bệnh tật hiểm nghèo như ung thư xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
TS. Từ Ngữ: Việc dùng chất hoá học trong canh tác sẽ không bao giờ gây hại cho sức khoẻ nếu như tuân thủ đúng quy trình, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ví dụ, sau phun thuốc 15 ngày mới được thu hoạch. Đây cũng là quãng thời gian để các chất hoá học bị phân rã không gây hại cho sức khoẻ.
Ngọc Minh: Dù hiện nay chúng ta khó có thể ăn được rau sạch đúng nghĩa như ông nói nhưng cũng cần phải có tiêu chí cho rau sạch để chúng ta hướng tới chứ?
Từ Ngữ: Đúng vậy. Với cá nhân tôi thôi nhé! Tiêu chí rau sạch cần phải đảm bảo các vấn đề sau: Trồng trọt chính vụ; Canh tác bằng phương pháp hữu cơ và chú ý cả khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến…; Không dùng giống đã biến đổi gen …
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Doanh nghiệp và tiếp thị