Tiến sĩ được đầu tư học thành tài rồi từ mặt gia đình 20 năm: Tình cảm ruột thịt biến mất vì một chữ ...
Sau khi ra nước ngoài và trở nên thành đạt, vị tiến sĩ Bắc Đại nhất quyết cắt đứt với gia đình, bố mẹ một cách tuyệt tình.
- 07-07-2023Tiến sĩ Harvard chỉ ra 9 câu độc hại mà người xấu tính thường "treo nơi cửa miệng" và cách đáp trả để họ "thấy khó mà lui"
- 30-06-2023Nợ hơn 1 tỷ đồng nuôi con học Tiến sĩ, giờ tôi chết lặng khi con trai cần tiền xây nhà sang cưới vợ, tự hỏi không biết bao giờ mới được yên thân
- 30-06-2023Tiến sĩ thất nghiệp về quê sống nhờ trợ cấp, gia đình giải thích lý do đáng suy ngẫm
Vương Vĩnh Cường sinh năm 1969 trong một gia đình nghèo khó nông thôn Trung Quốc. Cha mẹ anh dù là nông dân nhưng có một tôn chỉ, đó là dù nghèo đến đâu cũng phải để con trai học tập đến nơi đến chốn. Quả thật, người con trai này ban đầu đã không phụ lòng mong đợi của cha mẹ. Từ tiểu học đến trung học, anh luôn là học sinh đứng đầu trường.
Là đứa trẻ sáng dạ có tố chất từ bé, cả gia đình đều tập trung dồn tài chính vào việc học của Vương Vĩnh Cường. Các anh chị em khác đều phải bỏ học từ sớm để phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng và tất cả đặt hy vọng vào tương lai ở Vương Vĩnh Cường. Họ luôn cho rằng chỉ cần đầu tư cho anh học thành tài là có thể kiếm được nhiều tiền, về sau nuôi lại cả gia đình.
Cuối cùng, vào năm 1987, Vương Vĩnh Cường đã được nhận vào trường đại học. Vì thành tích tốt, anh được học bổng và nhận được cả trợ cấp sinh hoạt hàng năm. Cứ khi nào nhận được tiền trợ cấp, anh lại gửi ngay cho gia đình. Sau tốt nghiệp đại học, dù cha mẹ mong Vương Vĩnh Cường tìm được một công việc tốt để kiếm tiền, giảm bớt áp lực cho gia đình nhưng anh lại toàn tâm toàn ý lựa chọn học lên cao nữa.
Vào thời điểm đó, Vương Vĩnh Cường là một sinh viên vừa học vừa làm. Lương tháng đều được anh trích một phần để biếu cha mẹ ở quê. Vì vậy, những người thân của Vương Vĩnh Cường đã lầm tưởng rằng anh đã thành đạt, giàu có trên thành phố. Họ hết lần này đến lần khác vay tiền, xin xỏ anh. Vương Vĩnh Cường không thể từ chối, tuy người thân vay tiền không nhiều nhưng tình cảnh đó giống như “luộc ếch trong nước ấm, sớm muộn gì cũng không chịu nổi”.
Vì hàng loạt biến cố trong gia đình, Vương Vĩnh Cường dần căm ghét những người được gọi là “người thân” của mình đến cực điểm. Anh tiếp tục học Tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh - ngôi trường danh giá số 1 Trung Quốc. Sau 20 năm, thu nhập và địa vị của anh đã đạt đỉnh cao trong xã hội, nhưng mối quan hệ với gia đình thì ngày càng tệ. Anh ra nước ngoài sinh sống và cắt liên lạc với gia đình, bao gồm cả cha mẹ.
Một ngày, anh nhận được tin dữ: mẹ mình ở quê nhà đang bị ung thư. Khi đó, gia đình Vương Vĩnh Cường đã phải tìm cách liên lạc với anh thông qua các phương tiện truyền thông. Thế nhưng, vị tiến sĩ này đã từ chối về nhà gặp mẹ lần cuối với thái độ vô cùng lạnh lùng.
Câu chuyện của gia đình họ Vương đã thu hút sự chú ý và bàn tán của dư luận. Điều bất ngờ là có không ít người bênh vực Vương Vĩnh Cường. Họ cho rằng, sự thất vọng của Vương Vĩnh Cường đối với gia đình không phải chỉ là một sớm một chiều mà được tích tụ từng chút một. Việc quá nhiều người thân đến hỏi vay tiền có thể chỉ là một trong các lý do nhỏ.
Cảm giác mình bị cha mẹ, anh chị em coi là một “khoản đầu tư”, “máy rút tiền” và bị đè nặng trách nhiệm đã khiến anh thất vọng cùng cực với gia đình. Sự hy sinh vất vả của họ thực chất là vì tương lai và lòng tham của chính mình, chứ không phải là vì tình yêu thương với anh. Sau tất cả, lỗi thuộc về cả hai phía khi con cái không biết cách giao tiếp với cha mẹ và cha mẹ cũng không biết cách giao tiếp với con cái, để tình cảm gia đình biến mất mà tất cả chỉ xoay quanh chữ tiền mà thôi.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số