MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: "Một đặc điểm trở ngại trong văn hóa của ta là luôn lấy mình làm chuẩn để soi người khác"

02-11-2018 - 14:34 PM | Sống

Ghen ghét vốn là một gia vị trong cuộc sống, điều gì cũng có hai mặt. Suy cho cùng, mỗi người cần phải học cách chung sống với cảm xúc tiêu cực để biến nó thành điều có lợi cho mình.

Cảm xúc ghen ghét, ganh tị vốn là một cảm xúc mà không mấy người muốn sở hữu vì đơn thuần đó là cảm xúc tiêu cực, khiến con người ta cảm thấy cuộc sống thật sự khó chịu và bức bối. Bàn về loại cảm xúc này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương trong chương trình thực tế Quyền lực ghế nóng cho biết không thể nào loại trừ được cảm xúc này 100% ra khỏi cuộc sống, thậm chí chúng ta phải chấp nhận "sống chung với lũ".

Theo Tiến sĩ, ghen ghét là phạm trù của cảm xúc, nói tới tim là chỉ số EQ còn nói tới não là chỉ số IQ.

1. 92% cảm xúc quyết định hành vi. Phần nhiều phụ nữ hành động do sự kích thích của cảm xúc, đó là một sự nguy hiểm.

2. Nhiều người luôn cố gắng dùng não để kiểm soát cảm xúc. Trong những tình huống cảm xúc được đẩy lên đỉnh điểm, nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sẵn sàng thì không bao giờ kiềm chế được những hành vi không đáng có.

3. Cảm xúc là sự rung cảm của con người về một hiện tượng nào đó. Nếu hiện tượng thỏa mãn bản thân mình thì sẽ sinh ra cảm xúc tích cực, được gọi là thích; ngược lại, nếu hiện tượng không thỏa mãn hệ quy chiếu của mình thì sẽ sinh ra cảm xúc tiêu cực, được gọi là ghét.

Chuyện ghen ghét, đố kị xuất phát từ hai phía. Nếu xuất phát từ bản thân mình thì phải ngay lập tức học cách quản trị cảm xúc; còn nếu xuất phát từ đối phương thì hãy nâng trình độ mình lên, tạo ra những hành vi để thỏa mãn người khác, khi ấy người ta gọi là đắc nhân tâm.

Một con người có 4 khí chất điển hình (khí chất là cấu tạo của não còn tính cách là thói quen), bao gồm: nóng nảy, trầm tĩnh, linh hoạt thuộc nhóm thần kinh mạnh còn khí chất cuối cùng là ưu tư thuộc nhóm thần kinh yếu. Những người có khí chất cuối cùng thường thành công trong lĩnh vực nghệ thuật vì rất nhạy cảm và dễ rung động.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Một đặc điểm trở ngại trong văn hóa của ta là luôn lấy mình làm chuẩn để soi người khác - Ảnh 1.

4. Lĩnh vực nào cũng có kẻ ghen người ghét, thậm chí không ít người đã dùng những mưu mô hiểm ác, thâm sâu để thỏa mãn cảm xúc tiêu cực của mình.

Một nguyên tắc tột cùng của cuộc sống: Cứ thêm một thành công lại thêm một kẻ thù. Ai cũng muốn có thành công mà thành công thì phải chấp nhận có thêm kẻ thù. Không kẻ thù đố làm nên thành công!

5. Lòng người là một phạm trù không đùa được. Con hổ, con báo, con beo ác nhưng không hiểm ác bằng con người.

6. Phải sống chung với ghen ghét, không thể nào loại bỏ cảm xúc ấy được. Cảm xúc ghen ghét phụ thuộc nhiều nhất vào văn hóa, ấy thế nhưng có một đặc điểm trở ngại trong văn hóa của ta là luôn lấy mình làm chuẩn để soi người khác. Vì thế, chúng ta không có nhiều sự tôn trọng dành cho người đối diện.

7. Muốn giảm bớt cảm xúc tiêu cực cần phải:

- Quản trị cảm xúc: hiểu mình, hiểu đối phương, hiểu bối cảnh. Tìm nguyên nhân, học cái người khác có.

- Kiểm soát lại mình. Muốn có thành công, phải chiến thắng được chính mình. Thắng được mình thì sẽ không còn kẻ thù nữa.

Ghen ghét vốn là một gia vị trong cuộc sống, điều gì cũng có hai mặt. Suy cho cùng, mỗi người cần phải học cách chung sống với cảm xúc tiêu cực để biến nó thành điều có lợi cho mình.

Theo V.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên