Tiến sĩ lừng danh chỉ ra: Muốn biết một gia đình có HƯNG THỊNH hay không, chỉ cần nhìn vào 3 ĐẶC ĐIỂM của con cái để dạy dỗ
Phúc hay họa vốn không phải là điều con người có thể quyết định được, nhưng những điều sau có thể ảnh hưởng tới phúc phận của bản thân và gia đình.
- 11-12-2021Tế bào ung thư phổi đang âm thầm gõ cửa nếu trên mặt của bạn xuất hiện 3 đặc điểm, xem ngay để biết đó là gì!
- 10-12-2021Nam giới sau 50 tuổi có hơn 3/6 đặc điểm này chứng tỏ có duyên "sống lâu trăm tuổi": Sinh hoạt điều độ, luyện tập thích hợp nhất định sẽ ngày càng khỏe hơn
Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), tự Bá Hàm, hiệu Điều Sinh, người Tương Hương, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông là vị tiến sĩ triều Đạo Quang, nhà Thanh, từng giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một nhà Nho lỗi lạc. Không chỉ thành đạt vang danh thiên hạ, ông còn là người cha có phương pháp dạy con tiêu biểu trong lịch sử, vừa nghiêm khắc vừa khéo léo. Người đời sau đánh giá rằng, cách dạy con của ông chính là trí tuệ mà ông để lại cho đời sau bởi nhiều triết lý dù bao nhiêu năm, tới ngày nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Vị Tiến sĩ này từng chỉ ra cách nhìn thấu tương lai một gia đình có hưng thịnh hay không bằng cách nhìn vào ba đặc điểm sau:
Điểm đầu tiên: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ. Nếu như ngủ đến lúc mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.
Điểm thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không. Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một người.
Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc. Cá nhân mà lười biếng thì dù có núi vàng núi bạc rồi cũng miệng ăn núi lở, làm ảnh hưởng tới mọi người. Cả gia đình cùng nhau lười biếng thì chẳng mấy chốc mà gia đạo suy vi: "Anh em con cháu trong gia đình phải lấy cần cù làm gia đạo. Cả nhà cần cù thì dù vào thời loạn cũng có thể hưng thịnh. Tự mình cần cù thì dẫu là kẻ ngốc cũng mang phong thái của bậc hiền trí", ông Tăng Quốc Phiên từng viết.
Điểm thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không. Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa khí và không biết đạo lý.
Khí chất của con người sinh ra đã có, vốn là điều khó cải biến được, duy chỉ đọc sách là có thể cải biến được. Bởi vậy ngay từ khi con cái còn nhỏ, Tăng Quốc Phiên đã giáo dục chúng đọc sách một cách rất bài bản và quy củ.
Tăng Quốc Phiên còn cho rằng khi đọc sách cần chuyên chú, không cần vội vã đọc chưa hết cuốn này đã sang cuốn khác, nhưng ông cũng không yêu cầu con phải ghi nhớ. Cách làm của ông là tuần tự, thoải mái, không cưỡng cầu mà đọc: "Phàm là đọc sách, không nhất thiết phải cầu ghi nhớ được nhiều, chỉ cần ngày hôm nay đọc một phần, ngày mai đọc một phần thì lâu dần tự nhiên sẽ có ích".
Cách giáo dục của Tăng Quốc Phiên đối với con cái trong gia đình còn có một điểm đáng quý, đó là ông cho con cái tự do phát triển theo thiên hướng mình thích, chỉ cần chúng chăm chỉ và chịu khó tìm tòi. Người con trai thứ nhất của ông là Tăng Kỷ Trạch không thích thi cử, không thích những điều rập khuôn, và văn bát cổ, nhưng lại đặc biệt yêu thích ngôn ngữ học và xã hội học của phương Tây. Tăng Quốc Phiên biết sở thích của con, liền khích lệ con tìm đọc sách theo sở thích của mình.
Người con trai thứ hai của Tăng Quốc Phiên là Tăng Kỷ Hồng yêu thích toán học. Ông cũng cổ vũ, khích lệ con nghiên cứu toán học. Vợ của Tăng Kỷ Hồng là Quách Quân cũng ham đọc sách.
Trong hơn 200 năm qua, có hàng trăm người thuộc con cháu của Tăng Quốc Phiên đạt được thành công nổi bật trong các lĩnh vực học thuật, công nghệ và văn hóa. Trải qua 10 thế hệ, đến nay cả một gia đình lớn như vậy vẫn giữ được phép tắc.
Nhịp sống Việt