img

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, điều kiện xuất khẩu ngày càng khắt khe, việc đổi mới sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường nội địa đang là vấn đề được đặt ra cho các nhà sản xuất nông sản tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 1.

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vốn luôn được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu với nhiều sản phẩm chiến lược như gạo, cà phê, hạt điều, các loại thuỷ sản,... Đây được coi là nhóm ngành chính, đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm. Tuy nhiên, do tác động của Covid-19, nông sản Việt đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ đầu năm 2020 đến nay. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dù tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản tăng 1,6% so với cùng kì năm 2019 nhưng nhóm nông sản chính lại giảm nhẹ 1,1% và thuỷ sản giảm 3%. 

Trên thực tế, sự sụt giảm này là điều không thể tránh khỏi do hệ thống logistic quốc tế đang chững lại vì dịch bệnh. Việc áp dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng nhập khẩu trước những lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại nhiều quốc gia vẫn là trở ngại lớn cho quá trình giao thương hàng hóa. Điển hình là câu chuyện Trung Quốc - thị trường nhập khẩu lớn nhất nông sản Việt, từng buộc phải dừng giao thương biên mậu bởi dịch bệnh đã khiến giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh trong 3 quý liên tiếp. Trước bối cảnh đó, thay bằng việc trông chờ vào các thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã thay đổi chiến lược kinh doanh, quay sang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị phần ngay trên "sân nhà".

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, việc chinh phục thị trường trong nước cũng không hề đơn giản. Khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, họ trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, và các mặt hàng nông sản cũng không ngoại lệ. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng, mà mẫu mã bao bì cũng là yếu tố mà họ thường cân nhắc khi mua hàng. Theo đánh giá của giới chuyên gia, mẫu mã chưa đa dạng, thiết kế bao bì kiểu truyền thống còn khá nhạt nhòa, thiếu tính sáng tạo, chưa thay đổi linh hoạt theo thị hiếu khách hàng… được xem là những nguyên nhân khiến các mặt hàng nông sản còn gặp khó trong việc chinh phục người tiêu dùng. Ngược lại, các sản phẩm và chế phẩm nông sản nhập khẩu lại vô cùng bắt mắt, tạo trải nghiệm mượt mà cho người tiêu dùng nên dễ dàng chiếm ưu thế so với nhiều mặt hàng nội địa. Tình trạng này tại Việt Nam không phải là hiện tượng cá biệt. Trên thực tế, đây là tình trạng khá phổ biến trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp. "Làm thế nào để tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa?" dường như vẫn đang là bài toán khó được đặt ra cho các doanh nghiệp.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 3.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã bao bì để gây thiện cảm với người tiêu dùng được xem là những phương thức hiệu quả nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản. Muốn làm được điều đó, ngoài việc tận dụng dây chuyền sản xuất sẵn có, đầu tư nghiên cứu công nghệ mới để cải thiện chất lượng sản phẩm… thì việc tìm kiếm đối tác tư vấn thay đổi bao bì sản phẩm, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng đã được nhiều doanh nghiệp đưa lên "bàn cân". 

Câu chuyện hợp tác để tận dụng thế mạnh của từng doanh nghiệp trong công cuộc dự án đổi mới bộ nhận diện và bao bì sản phẩm của Kia Shing Foodtec - công ty sản xuất nông sản chế biến tại Malaysia, được xem là ví dụ điển hình trong hành trình tìm kiếm thành công trên "sân nhà". Được thành lập từ năm 1978, Kia Shing Foodtec là một doanh nghiệp lâu năm và nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm từ trái cây tại Malaysia. Tuy nhiên, trước áp lực đến từ các thương hiệu nước ngoài và thói quen tiêu dùng thay đổi - chuyển từ mua trực tiếp sang trực tuyến, Kia Shing Foodtec đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì doanh số. Xuất phát từ thực tế ấy, doanh nghiệp đã quyết định thực hiện một cuộc đổi mới từ bộ nhận diện thương hiệu cho tới bao bì sản phẩm, đặc biệt là dòng trái cây sấy để hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, yêu thích sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Kia Shing Foodtec mong muốn tìm kiếm các doanh nghiệp có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế; và quyết định tìm đến sự trợ giúp từ tổ chức kết nối doanh nghiệp liên ngành tại Đài Loan - Taiwan Design Research Institute (TDRI).

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 4.

TDRI (Taiwan Design & Research Institute) vốn có tiền thân là Taiwan Design Center (TDC) được thành lập năm 2003, với mục tiêu đưa những tinh hoa trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế của Đài Loan vào các ngành công nghiệp khác nhau, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Một trong những nhiệm vụ chính của TDRI trong những năm gần đây là kết nối các doanh nghiệp quốc tế với các công ty hàng đầu Đài Loan trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu và thiết kế sản phẩm, nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh, tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu suất kinh doanh cao nhất. Sau khi tìm hiểu và đánh giá định hướng phát triển của Kia Shing Foodtec, TDRI đã quyết định kết nối doanh nghiệp này với Dot Design - Một công ty chuyên về thiết kế bao bì sản phẩm tại Đài Loan. 

Với xuất phát điểm là một công ty trẻ và luôn không ngừng đổi mới, Dot Design đã nhận được đánh giá cao từ TDRI với những ý tưởng thiết kế sáng tạo. Dot Design được xem là một đối tác rất phù hợp, có thể đáp ứng được những yêu cầu mà Kia Shing Foodtec đề ra nhằm cải tiến chất lượng bao bì sản phẩm. Là một nền tảng kết nối doanh nghiệp liên ngành, TDRI đã có nhiều kinh nghiệm trong việc "bắc cầu" hợp tác giữa doanh nghiệp quốc tế và Đài Loan. Xuyên suốt quá trình dự án diễn ra, TDRI đóng vai trò giám sát tiến độ thực hiện, giúp đỡ các bên vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hoá cũng như những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra để tìm thấy tiếng nói chung. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm trong cả thiết kế sáng tạo lẫn kinh doanh, TDRI cũng dành nhiều thời gian tư vấn để các ý tưởng nghệ thuật từ Dot Design đáp ứng được tầm nhìn chiến lược, nhu cầu thực tế của Kia Shing Foodtec.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 5.

Với sự giúp đỡ của TDRI, Dot Design đã cử các nhóm thiết kế đến Malaysia để tìm hiểu thị trường địa phương và làm việc với đối tác Kia Shing Foodtec, đưa ra bộ nhận diện thương hiệu cũng như thiết kế bao bì mới đầy trẻ trung, rực rỡ, hợp "gu" giới trẻ và mang đậm bản sắc Malaysia - một quốc gia nhiệt đới. Ông Han Lance - Giám đốc Dot Design chia sẻ, các nhà thiết kế thường bị ám ảnh bởi các mẫu thiết kế mà thường bỏ qua các yếu tố về điều kiện kinh doanh, quy trình sản xuất. Dot Design đã may mắn khi nhận được sự hỗ trợ của TDRI để cân bằng được các yếu tố đó và thực hiện việc hợp tác cùng Kia Shing Foodtec tại Đài Loan.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 6.

Đánh giá về các mẫu thiết kế bao bì, ông Lo Ching Zeng - Chủ tịch Kia Shing Foodtec cho biết, bao bì do Dot Design thiết kế chủ yếu dành cho tiếp thị thương mại điện tử và hướng đến người tiêu dùng trẻ tuổi, người tiêu dùng nước ngoài. Khi sản phẩm được "thay áo", doanh nghiệp đã tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và xây dựng một chiến lược giá có lợi hơn trước. Ngoài ra, việc hợp tác lần này cũng đem lại giá trị lâu dài, giúp Kia Shing Foodtec nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển các chiến lược dài hạn để chinh phục đối tượng khách hàng mục tiêu mới tại chính thị trường Malaysia.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 7.

Câu chuyện thành công của Kia Shing Foodtec là một trong số nhiều ví dụ chứng minh cho nhận định mẫu mã bao bì có ảnh hưởng tích cực đến chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa của doanh nghiệp ngành nông sản, mà xa hơn nữa chính là ưu thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Với mức sống được cải thiện và sự đa dạng của các sản phẩm thuộc mọi lĩnh vực, yêu cầu người tiêu dùng cũng theo đó mà khắt khe hơn. 

Cùng với xu hướng mua hàng trực tuyến đang ngày càng phổ biến, mẫu mã bao bì trở thành yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của người dùng. Chỉ khi thực sự nhận thức rõ tầm quan trọng và nghiêm túc triển khai việc thay đổi thiết kế này, doanh nghiệp mới có thể đạt được những bước tiến vững chắc trên chặng đường cải tiến sản phẩm phát triển thương hiệu về lâu dài.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, để thay đổi diện mạo của các doanh nghiệp ngành nông sản, sự kết hợp giữa những đơn vị chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau là cần thiết để mọi nguồn lực được tận dụng tối đa và hiệu quả. Tuy nhiên, tìm kiếm được đối tác phù hợp không phải là điều dễ dàng và TDRI là một trong các đơn vị cung cấp nền tảng kết nối doanh nghiệp đa ngành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm được người bạn đồng hành cho các dự án của mình. Bằng sự thấu hiểu nhu cầu doanh nghiệp, với chuyên môn về tư vấn, thiết kế cũng như kinh nghiệm sẵn có, TDRI sẽ giúp họ tiếp cận các nhà cung cấp giải pháp phù hợp; đồng thời hỗ trợ giám sát dự án đảm bảo kết quả như mong đợi. 

Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu về TDRI để được tư vấn triển khai các kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó thay đổi linh hoạt chiến lược kinh doanh nhằm tìm cơ hội phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Tiếp sức giúp nông sản Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa - Khó hay dễ? - Ảnh 9.
Linh Trần
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên