Tiếp thị di động – nắm lấy cơ hội từ thử thách
“Tiếp thị di động đã trở thành một xu thế. Hoặc là đối mặt thử thách để vượt qua và thành công, hoặc là chấp nhận thất bại trên “thương trường mobile marketing” – theo Rohit Dadwal, Tổng giám đốc Hiệp Hội Tiếp thị Di động (MMA) quốc tế.
Di động không chỉ đơn thuần là công nghệ, di động còn là hành vi
Theo ước tính hiện tại, trên tổng số dân thế giới, có 44% người sử dụng máy tính để bàn, trong khi số lượng người sử dụng điện thoại di động lên đến 98%. Trong 1 khảo sát gần đây, cô Nitin Gajria, Giám đốc Quốc gia Google cho biết “Trên thế giới, có hơn 1,5 tỉ người sử dụng smartphone; 87% các bạn trẻ cho rằng họ không thể rời chiếc smartphone nửa bước; 50% người sử dụng điện thoại di động như thiết bị chính trong cuộc sống hằng ngày; và trong tương lai sẽ có 5 tỉ người truy cập Internet qua điện thoại di động”.
Farber Castell, 1 thương hiệu về bút chì màu đã chiến thắng giải Vàng ở giải thưởng Cannes Lion năm 2017 trong hạng mục quảng cáo trên thiết bị di động với chiến dịch “The Never-ending Forest App” (Khu rừng không ngừng phát triển).
Điểm đặc biệt ở chiến dịch nằm ở việc thương hiệu xác định đúng phân khúc khách hàng – các em thiếu nhi và hiểu được thói quen sử dụng các thiết bị di động để tạo nên 1 ứng dụng thu hút sự tò mò, đam mê màu sắc và tạo nên những động vật khi các em lia màn hình đến những nơi có màu sắc. Qua đó, độ phủ sóng của ứng dụng và tên thương hiệu được xuất hiện và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cùng sự hưởng ứng nhiệt tình từ các em thiếu nhi.
2017 – Video lên ngôi và một năm “khó nhằn” cho các marketer
Được dự đoán là xu hướng sẽ lên ngôi năm 2017, video marketing đã thực sự “phá đảo” trên tất cả hầu hết các kênh truyền thông và đã chứng minh được hiệu quả khi thống kê số liệu về lượt tương tác video của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu, cô Nitin cũng cho biết: “Truyền thông thương hiệu sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi video thu hút người dùng xem video đó lâu hơn.” Điều này đặt ra thách thức cho các marketer rằng họ phải là người thu hút khách hàng ngay từ những giây đầu tiên của video, nếu không họ sẽ “mất dấu” giữa rừng video hiện nay.
Đại diện Unilever, cô Hải Vân, Phó chủ tịch phòng Truyền Thông chia sẻ về 5 thử thách trong ngành tiếp thị di động năm nay: “Thứ nhất là cách sắp xếp và phân bổ thời gian marketing thiếu quy mô cho các kênh di động; Thứ hai, nội dung thiếu tính cá nhân và đặc sắc trong 1 “rừng video” dày đặt; Thử thách thứ 3 nằm ở sự chênh lệch về dữ liệu và đầu tư cho phân khúc nông thôn; Thứ tư là xu hướng chặn quảng cáo từ phía người dùng di động; và Quan trọng nhất là thiếu 1 phương thức đo lường hiệu quả, minh bạch và xác định đúng đối tượng tiêu dùng.”
Khi thử thách được chuyển hóa thành cơ hội
Các marketer luôn trăn trở tìm ra 1 hình thức đo lường chung cho tất cả các hình thức marketing kĩ thuật số (digital platform). Hiện nay, các thương hiệu đang ngày càng ý thức được tầm quan trọng của truyền thông và sẵn sàng chi trả nhiều ngân sách hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự minh bạch, chi tiết trong việc chi tiêu ngân sách. Sẽ là một bất lợi lớn cho các công ty truyền thông (agency), hay các đơn vị thực thi chiến dịch nếu như thương hiệu ngừng chi ngân sách cho các hoạt động marketing chỉ vì không có 1 đơn vị, 1 cách đo lường chung để đánh giá hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch.
Chung tay cùng các marketer trong việc khắc phục khó khan này, Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu (MMA) đã không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, phối hợp với Hiệp Hội đánh giá phương tiện truyền thông (Media Rating Council – MRC), để xây dựng nên 1 hệ thống đo lường chung. Vừa qua, MMA đã cho ra mắt với công chúng 1 bộ tài liệu hướng dẫn cách đo đếm số lượt hiển thị (impression) khi truy cập vào 1 website hay ứng dụng bằng điện thoại.
Tính bảo mật cho dữ liệu di động cũng là 1 vấn đề nan giải khác khi các hoạt động liên quan đến thanh toán hay dữ liệu khách hàng lại được tiện lợi hóa chỉ bằng 1 vài thao tác lướt ngón tay trên điện thoại di động. Trong thời hiện đại, hacker lại tận dụng được các công nghệ tân tiến để thực hiện các hành vi xâm nhập vào dữ liệu dễ dàng hơn. Vì lý do đó, những ứng dụng có bảo mật thấp sẽ đối mặt với nguy cơ ăn cắp và sử dụng dữ liệu, tiền bạc với mục đích bất chính.
Trong bối cảnh đó, WhatsApp đã giới thiệu hệ thống bảo mật nội dung chỉ cho phép người gửi và người nhận tin nhắn đọc được. Đây là 1 bước tiến mới vì tất cả những chủ thể bên ngoài như chính phủ, cảnh sát, hacker cũng không thể biết được nội dung đã được gửi đi. Ngoài ra, theo báo cáo của Worldpay, một công ty chuyên về thanh toán quốc tế, đến năm 2019, “ví điện tử” được dự đoán sẽ là phương thức thanh toán phổ biến nhất, hơn cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Nếu cải thiện được hệ thống bảo mật, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế khi cung cấp cho người tiêu dùng những tiện ích thanh toán qua Internet, tiết kiệm thời gian và an toàn hơn những giao dịch thủ công, đồng thời đẩy mạnh nhu cầu mua sản phẩm và dịch vụ online.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia Diễn đàn Tiếp thị Di Động 2017 (Mobile Marketing Association Forum) để có cơ hội trao đổi những kiến thức quốc tế, các câu chuyện thực tế, thử thách và cách định hướng kế hoạch doanh nghiệp đối với mảng Mobile Marketing!
Đăng ký mua vé tại đây, trước ngày 13/10 để tiết kiệm 20%.